Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào?

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào vốn đã được pháp luật quy định. Theo đó, đây là hoạt động kinh doanh mà hàng hóa kinh doanh được nhập lậu và không được cấp phép. Việc tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm… sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể hơn về mức xử phạt đối với hành vi trên.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Pháp luật quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như sau: Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ để có thể xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.

Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa được thể hiện ở các thông tin sau: Nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa; Chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa; hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan; Giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.

Có thể thấy, hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc xuất xứ được kinh doanh là những hàng hóa bày bán mà người bán không xuất trình được hóa đơn; chứng từ hay chứng minh được về nguồn gốc sản phẩm theo các tiêu chí mà pháp luật quy định.

Mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Xử phạt hành chính (xử phạt chính, xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả)

Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) như sau:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

  • Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
  • Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
  • Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
  • Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Thứ hai, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

Thứ ba, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Thứ tư, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Thứ năm, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Thứ sáu, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Thứ bảy, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Thứ tám, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Thứ chín, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Thứ mười, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Mười một, phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Mười hai, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế;
  • Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
  • Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, hình thức xử phạt bổ sung:

  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
  • Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Đồng thời, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, nếu hành vi vi phạm chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt như trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong khoa học pháp lý hình sự thì hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua biên giới trái quy định của pháp luật nếu thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:

Thứ nhất, người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Thứ tư, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Thứ năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mặt khác, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, nếu hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc của cá nhân hay tổ chức thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh buôn lậu thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt hành vi vi phạm

Mức xử phạt hành vi vi phạm

>>>Xem thêm: Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái có đi tù không 

Xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như thế nào?

Xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa giả mạo, cũng như hàng hóa nhập lậu. Dưới đây là các bước chính để xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc:

  • Phân loại và xác định rủi ro: Đầu tiên, hàng hóa cần được phân loại để xác định mức độ rủi ro. Các sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, và hàng điện tử thường được kiểm tra nghiêm ngặt hơn.
  • Kiểm tra hợp pháp: Kiểm tra xem hàng hóa có được phép nhập khẩu hay không. Nếu không, có thể bị tịch thu và tiêu hủy.
  • Kiểm tra chất lượng và an toàn: Kiểm tra chất lượng và an toàn của hàng hóa. Điều này có thể bao gồm kiểm tra chất lượng vật liệu, thành phần, cũng như kiểm tra an toàn cho sức khỏe.
  • Tái điều tra nguồn gốc: Cố gắng xác định nguồn gốc của hàng hóa thông qua việc theo dõi lịch sử vận chuyển và thông tin từ các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.
  • Xử lý pháp lý: Nếu không thể xác định được nguồn gốc hoặc nghi ngờ hàng hóa là hàng giả mạo hoặc hàng nhập lậu, cần tiến hành xử lý pháp lý. Điều này có thể bao gồm việc tịch thu và tiêu hủy hàng hóa, cũng như truy tố các bên liên quan.
  • Thông báo và báo cáo: Thông báo cho cơ quan chức năng về bất kỳ phát hiện nghi ngờ hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc, để họ có thể tiến hành các biện pháp phù hợp.
  • Phân tích dữ liệu và cải tiến quy trình: Sử dụng dữ liệu từ quá trình xử lý hàng hóa không rõ nguồn gốc để cải thiện quy trình kiểm tra và ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa không hợp pháp trong tương lai.

Quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng và duy trì sự minh bạch trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

Luật sư tư vấn xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cung cấp một số dịch vụ sau đây:

  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn về các mức phạt xử lý vi phạm hành chính hoặc khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Luật sư sẽ hướng dẫn bạn cách thức xử lý vụ việc như soạn thảo và gửi các văn bản liên quan, đại diện theo ủy quyền tham gia các buổi làm việc với cơ quan chức năng, thương lượng biện pháp bảo vệ, khắc phục hậu quả cho khách hàng.
  • Luật sư sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp phòng ngừa để tránh vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, bao gồm yêu cầu xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi nhập hàng, giữ gìn hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Luật sư tư vấn hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Luật sư tư vấn hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

Như vậy, khi phát hiện hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật và tùy vào mức độ vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự cụ thể. Nếu Quý khách còn thắc mắc về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Luật sư hình sự hỗ trợ kịp thời và tránh những hậu quả pháp lý không đáng có. Xin cảm ơn!

Các bài viết liên quan đến mua hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.7 (63 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8