Tập đoàn bị giải thể, có thể đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn

Đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn là nhu cầu của nhiều người cần lấy lại đất sau khi tập đoàn bị giải thể. Như vậy, bài viết sẽ cung cấp các nội dung về tập đoàn sản xuất đất nông nghiệp là gì, có đòi lại được đất đã đưa vào tập đoàn khi tập đoàn giải thể không, giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật Long Phan PMT cung cấp về vấn đề trên.

Đất đã đưa vào tập đoànĐất đã đưa vào tập đoàn

Tập đoàn sản xuất nông nghiệp là gì?

Tập đoàn sản xuất nông nghiệp một hình thức kinh tế tập thể quá độ để khuyến khích nông dân vào làm ăn tập thể trong quá trình cải tạo nông nghiệp ở Miền Nam Việt Nam. Ở vùng giải phóng Miền Nam, trong Kháng Chiến chống Mỹ, năm 1965, theo chủ trương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, đã khuyến khích nông dân vào làm ăn tập thể dưới các hình thức: vần công, đổi công, hợp công, tập đoàn sản xuất với quy mô 20 – 25 hộ, có vùng đạt 80 – 90% nông hộ tham gia.

Có đòi lại được đất đã đưa vào tập đoàn khi tập đoàn giải thể không?

Trường hợp đòi được đất

Theo quy định tại điểm b Khoản 2.4 Điều 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, đối với đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã để sử dụng chung trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hóa nông nghiệp mà sau khi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã bị giải thể thì căn cứ vào quy định tại Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003, chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó có quyền đòi lại quyền sử dụng đất hoặc giá trị quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Đất không bị Nhà nước quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Chủ cũ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003;
  • Người đang sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 và cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 vì lý do người đó sử dụng đất là ở nhờ, mượn, thuê, lấn, chiếm đất hoặc bằng các giao dịch dân sự khác trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp được đòi lại đấtTrường hợp được đòi lại đất

Trường hợp không đòi được đất

Theo quy định tại điểm a Khoản 2.4 Điều 2 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, đối với đất đã được cá nhân, tổ chức đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã để sử dụng chung trong quá trình thực hiện chính sách hợp tác hoá nông nghiệp mà sau khi tập đoàn sản xuất, hợp tác xã bị giải thể thì căn cứ vào quy định tại Điều 1 của Luật Đất đai năm 1987, khoản 2 Điều 2 của Luật Đất đai năm 1993 và khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 chủ cũ hoặc người thừa kế của người đó không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất nếu đất đó đã được giao cho người khác sử dụng và họ đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, trừ trường hợp có căn cứ chứng minh người đang sử dụng đất đó có hành vi gian dối, lừa đảo… để được giao quyền sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn

Thương lượng

Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, thương lượng là lựa chọn đầu tiên để các bên có thể giải quyết vấn đề. Trên thực tế, không phải lúc nào xảy ra tranh chấp cũng đều do lỗi của một bên mà đôi khi xảy ra sự việc trên do sự sai sót, bất cẩn trong quá trình giải thể tập đoàn hoặc xuất phát từ các yếu tố khác. Do đó, để hạn chế phát sinh những thiệt hại không đáng có, hai bên có thể thương lượng với nhau về cách giải quyết vấn đề trên.

Hòa giải tại cơ sở

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP về điều kiện khởi kiện như sau:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Như vậy, với các quy định trên nếu các bên không thể thương lượng với nhau về lấy lại đất thì một trong các bên có thể gửi đơn đến Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Đây cũng là điều kiện để có thể khởi kiện tranh quyền sử dụng đất. Trường hợp, hòa giải thành thì một trong các bên có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án theo Khoản 7 Điều 27, điểm a Khoản 2 Điều 35 và điểm s Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sởHòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở

Khởi kiện tại Tòa

Đối với trường hợp hòa giải không thành tại cơ sở thì một trong các bên có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân nơi có đất đang tranh chấp yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 và điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án, các bên cần phải tuân thủ quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Luật sư tư vấn đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn

  • Tư vấn hòa giải tranh chấp đất tại UBND xã;
  • Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND, thủ tục khởi kiện tại tòa án;
  • Tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ có lợi cho quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp nhà đất theo hướng có lợi nhất cho thân chủ;
  • Soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện;
  • Soạn thảo văn bản tố tụng liên quan trong suốt quá trình tố tụng;
  • Tham gia tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ thân chủ;
  • Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

Như vậy, khi tập đoàn bị giải thể, tùy từng trường hợp để xác định chủ cũ có quyền đòi lại đất hay không. Trường hợp có đủ điều kiện nhưng không thể thương lượng về việc lấy lại đất, dẫn đến phát sinh tranh chấp thì có thể thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.63.63.87 hoặc email pmt@luatlongphan.vn để được tư vấn luật kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8