Mức phạt tù người sử dụng trái phép chất cháy làm chết người là hình thức xử phạt dành cho hành vi sử dụng các chất cháy mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép dẫn đến chết người. Việc xử lý tội phạm trên được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về tội phạm trên và các mức hình phạt đối với hành vi ấy.
Sử dụng trái phép chất cháy làm chết người
Sử dụng trái phép chất cháy phạm tội gì?
Căn cứ tại Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng trái phép chất cháy sẽ phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
Khách thể
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý nhà nước về sản xuất, vận chuyển, sử dụng, mua bán chất cháy, chất độc. Ngoài ra còn có thể xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe con người.
Mặt khách quan
- Mặt khách quan thể hiện qua các hành vi sau: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.
- Hậu quả: Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc đối với tội này. Chỉ cần có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc là đã có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc là do cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép nhưng vẫn thực hiện.
Chủ thể
Chủ thể là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi do luật định. Cụ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm (khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)
Hình phạt đối với hành vi sử dụng trái phép chất cháy làm chết người
Mức phạt dành cho người sử dụng trái phép chất cháy
- Hình phạt chính: bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm nếu làm chết người (điểm c Khoản 2 Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015); bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu làm chết 2 người (điểm b Khoản 3 Điều 311 Bộ luật Hình sự 2015); bị phạt tù từ 15 năm đến 20 hoặc tù chung thân nếu làm chết 3 người trở lên (điểm b Khoản 4 Điều 311 Bộ luật hình sự 2015)
- Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 5 Điều 311 Bộ luật hình sự 2015)
Khi nào sử dụng trái phép chất cháy làm chết người bị truy cứu về tội giết người?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cấu thành tội phạm Tội giết người như sau:
- Mặt khách quan: Hành vi người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hậu quả: tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác
- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp nhằm mục đích tước đoạt mạng sống của người khác.
- Khách thể: xâm phạm đến đến tính mạng của con người; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
- Chủ thể: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ và đạt độ tuổi theo luật định. Cụ thể người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biết nghiệm trọng; người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Do đó, người sử dụng trái phép chất ma túy phạm tội giết người khi cố ý sử dụng trái phép chất ma túy nhằm mục đích giết người.
>>>Xem thêm: Mức Hình Phạt Cao Nhất Tội Giết Người, Luật Sư Bào Chữa Giảm Nhẹ Tội
Luật sư tư vấn và bào chữa về tội sử dụng trái phép chất cháy, chất độc
Chúng tôi cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn và bào chữa tội sử dụng chất cháy, chất độc như sau:
- Tư vấn mức hình phạt, khung hình phạt đối với tội sử dụng trái phép chất cháy, chất độc
- Tư vấn các tình tiết tăng nặng, các tình tiết giảm nhẹ tội khác được nêu trong Bộ luật hình sự đối với tội sử dụng trái phép chất cháy, chất độc;
- Tư vấn các trường hợp được hưởng án treo, cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự đối với tội sử dụng trái phép chất cháy, chất độc;
- Bào chữa cho bị can/bị cáo về tội sử dụng trái phép chất cháy, chất độc hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, văn bản trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án;
- Các công việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi sử dụng trái phép chất cháy làm chết người thì tùy mức độ, tính chất hành vi, tổ chức, cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội khác nhau. Trường hợp Quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật hình sự hoặc sử dụng dịch vụ luật sư hình sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Tags: Hình phạt
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.