Có được lập bản điện tử sổ tay quản lý lao động không?

Có được lập bản điện tử Sổ tay quản lý lao động bởi sổ tay quản lý lao động là văn bản giúp người sử dụng lao động nắm bắt quản lý người lao động theo đúng quy định pháp luật cả về nội dung và hình thức. Điều này khiến cho người sử dụng lao động dễ dàng kiểm soát và quản lý người lao động của mình. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ đưa ra câu trả lời về câu hỏi trên.

Quy định về sổ tay quản lý lao động

Quy định về sổ tay quản lý lao động

Quy định pháp luật về lập bản điện tử sổ tay quản lý lao động

Thế nào là sổ tay quản lý lao động?

Sổ tay quản lý lao động là một tài liệu, văn bản hành chính ghi chép các thông tin của toàn bộ người lao động hiện đang làm việc cho người sử dụng lao động. Mục đích của sổ này là để người sử dụng lao động nắm bắt, quản lý sao cho đúng theo quy định pháp luật đề ra.

Theo đó căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người lao động

“1. Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Như vậy người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và cập nhập, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động và xuất trình khi có yêu cầu. Đồng thời trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động, khai trình việc sử dụng lao động nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Có được lập sổ tay quản lý lao động bản điện tử không

Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm quản lý lao động của người lao động theo đó hình thức của sổ tay quản lý lao động có thể bằng giấy hoặc bản điện tử. Như vậy đối với câu hỏi “Có được lập sổ tay quản lý lao động bản điện tử không?” thì câu trả lời theo quy định pháp luật là có.

Quy định pháp luật về nội dung sổ tay quản lý lao động

Sổ tay quản lý lao động bản điện tử

Sổ tay quản lý lao động bản điện tử

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội dung sổ tay quản lý lao động như sau:

“2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.”

Dựa trên những quy định pháp luật trên thì khi doanh nghiệp lập sổ quản lý lao động sẽ được lựa chọn hình thức của sổ quản lý lao động là bằng bản giấy hoặc bằng bản điện tử để phù hợp với nhu cầu quản lý của đơn vị, miễn là phải đảm bảo các nội dung được quy định của pháp luật.

Cập nhập sổ tay quản lý lao động và xử phạt hành vi không cập nhập sổ tay quản lý lao động

Chế tài khi không cập nhập sổ tay quản lý lao động

Chế tài khi không cập nhập sổ tay quản lý lao động

Người sử dụng lao động phải tiếp tục cập nhập, thể hiện những sự thay đổi vào sổ tay quản lý lao động

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.”

Vì vậy đối với hành vi không cập nhập, thể hiện các thông tin thay đổi theo đúng như quy định pháp luật tại sổ tay quản lý lao động, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính căn cứ tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;

b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;

c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;

d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;

b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;

d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”

Tuy nhiên mức phạt trên được áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Luật sư tư vấn về sổ tay quản lý lao động

  • Luật sư tư vấn về sổ tay quản lý lao động.
  • Luật sư tư vấn về cập nhập sổ tay quản lý lao động.
  • Luật sư tư vấn về xử phạt đổi với hành vi không cập nhập sổ tay quản lý lao động.
  • Tư vấn các vấn đề pháp luật lao động liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động.
  • Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp về lĩnh vực lao động.

Như vậy có thể thấy theo như quy định pháp luật, sổ tay quản lý lao động có thể được lập thành bản điện tử .Để có thể được tư vấn kỹ hơn trong từng trường hợp cụ thể quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Luật Long Phan hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi chuyên về lĩnh vực luật Lao động.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87