Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tham gia các giao dịch dân sự như mua bán, thuê khoán, vay mượn,… Tuy nhiên, không giao dịch nào cũng bắt buộc lập hợp đồng văn bản. Pháp luật chỉ quy định một số giao dịch bắt buộc phải lập thành văn bản. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, pháp luật quy định một số giao dịch bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản tránh các trường hợp dân sự bị vô hiệu.
Giao dịch trong hợp đồng văn bản
Mục Lục
Hợp đồng văn bản là gì?
Hợp đồng văn bản là hợp đồng đảm bảo sự thể hiện bằng ý chí của các bên trong nội dung điều khoản hợp đồng các bên muốn cam kết ( Bộ luật dân sự 2015)
Các loại hợp đồng văn bản
Trường hợp hợp đồng dân sự bị vô hiệu
Các trường hợp hợp đồng dân sự bị vô hiệu ( Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015)
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Và các giao dịch dân sự vô hiệu không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật dân sự 2015)
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Hợp đồng bắt buộc lập văn bản
Những giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản
Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
CSPL : khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013
>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan khác:
- Hợp đồng thuê nhà có bắt buộc phải lập thành văn bản
- Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực
Hợp đồng liên quan đến nhà ở và giao dịch nhà ở
- Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
- Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
- Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
CSPL: Điều 122 Luật nhà ở 2014
Hợp đồng khác
- Giấy tờ của xe : (Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe )
Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.
Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
- Di chúc hợp pháp ( Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 )
- Công bố di chúc ( Điều 647 Bộ luật dân sự 2015)
- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất (Điều 167 Luật đất đai 2013)
- Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở (Điều 122 Luật nhà ở 2014)
- Hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 455 Bộ luật dân sự 2015)
Luật sư tư vấn về giao dịch lập hợp đồng văn bản
- Luật sư tư vấn về trình tự và thủ tục lập hợp đồng văn bản
- Tư vấn một số lưu ý về điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực
- Luật sư tư vấn về giao dịch dân sự bị vô hiệu
- Luật sư tư vấn về hợp đồng thương mại
- Luật sư tư vấn về các loại hợp đồng có trong kinh doanh
- Luật sư tư vấn về các vấn đề liên quan
Qua bài viết trên giúp ta hiểu hơn về những giao dịch bị vô hiệu và có bắt buộc phải lập hợp đồng văn bản không. Và từ đó giúp cho Quý khách hàng hiểu thêm về hợp đồng văn bản và các loại giao dịch cần có hợp đồng văn bản. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề tư vấn hoặc có nhu cầu tư vấn trực tiếp tư vấn luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63.63.87 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.