Một số lưu ý về điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực

Một số lưu ý về điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực được hiểu như thế nào? Một số lưu ý về điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực bao gồm những gì? Đây là vấn đề các chủ thể khi giao kết hợp đồng cần phải lưu tâm, bởi lẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của hợp đồng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực.

Các điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực và một số lưu ý

Các điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực và một số lưu ý

Điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực là gì?

Trong quá trình xây dựng và ký kết hợp đồng, người soạn thảo cần lưu ý đến điều  kiện của hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng. Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực lại không được quy định trong luật, là một thuật ngữ pháp lí mô tả một điều kiện hoặc sự kiện phải được thông qua trước khi một hợp đồng cụ thể được xem xét có hiệu lực, hoặc trước khi bất kì nghĩa vụ nào được đáp ứng bởi một trong hai bên. Điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:

  • Các hành động phải được thực hiện (hoặc không thực hiện) trước một thời điểm cụ thể.
  • Các sự kiện phải đúng, chính xác xảy ra (hoặc không xảy ra).

>>>Xem thêm: cách tham vấn về rủi ro cho thân chủ trong thư tư vấn

Một số điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực

Các bên đã ký kết và chuyển giao hợp đồng hợp lệ

Khi các bên đã ký kết và chuyển giao hợp đồng hợp lệ, theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Bên cạnh đó, nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó.

Các bên đã ký kết và chuyển giao hợp đồng hợp lệ

Các bên đã ký kết và chuyển giao hợp đồng hợp lệ

Các thủ tục chấp thuận nội bộ đã được các bên tiến hành

Khi quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển, các hoạt động của của công ty thì phải mở cuộc Họp hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Ngoài ra, khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Theo điểm d khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên phải thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty. Ở đây, Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên phải tiến hành thỏa thuận và cần sự chấp thuận của hội đồng mới có thể vay, cho vay, bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty và lúc này hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác mới có hiệu lực.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020 Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng, giao dịch theo quy định khoản 1 Điều này và có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó và gửi kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không có quyền biểu quyết.

>>>Xem thêm:
Giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng có hiệu lực hay không?

Các thủ tục chấp thuận giao dịch từ cơ quan Nhà nước đã được tiến hành

Với một số giao dịch đặc biệt, cần sự chấp thuận giao dịch từ cơ quan Nhà nước thì hợp đồng mới có hiệu lực. Ví dụ, khi người nước nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty Việt Nam thì cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi công ty đặt trụ sở.

Các thủ tục chấp thuận giao dịch từ bên thứ ba đã được tiến hành

Đối với các giao dịch từ bên thứ ba đang được tiến hành thì khi có bất kỳ một hành động hay một giao dịch khác, cần có sự chấp thuận của các bên liên quan. Sau khi các bên liên quan chấp thuận thì hợp đồng mới có hiệu lực.

Ví dụ, căn cứ vào Khoản 8 Điều 320 và Khoản 5 Điều 321 Bộ Luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, không phải lúc nào ngân hàng cũng đồng ý cho chuyển nhượng, tặng cho nhà đất đang là tài sản thế chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu ngân hàng đồng ý cho chuyển nhượng thì sẽ ký cam kết giữa 3 bên (bên thế chấp, bên mua và ngân hàng) nhằm chuyển nhượng nhà đất đang thế chấp. Trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên hoặc người muốn mua sẽ đưa tiền cho người thế chấp để thanh toán hết phần nghĩa vụ đối với ngân hàng.

Để hợp đồng có hiệu lực, cần có sự thỏa thuận và chấp thuận của các bên trong hợp đồng

Để hợp đồng có hiệu lực, cần có sự thỏa thuận và chấp thuận của các bên trong hợp đồng

Các nghĩa vụ trong cam kết của các bên để hợp đồng có hiệu lực đã được tiến hành

Để hợp đồng có hiệu lực được tiến hành thuận lợi, các bên cũng phải thỏa thuận rõ về các cam kết, nghĩa vụ của mỗi bên đối với hợp đồng giúp các bên đạt được mục đích của bản thân và tránh tranh chấp phát sinh sau này.

Đối với việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai thì nghĩa vụ nộp thuế cũng như các quyền khác liên quan sẽ bên nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện đối với chủ đầu tư theo khoản 2 Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Cũng theo khoản 3 Điều này, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cuối cùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm:
Kiện yêu cầu vô hiệu khi đối tượng hợp đồng không thể thực hiện do Covid-19 được không?

Trên đây là bài viết về Một số lưu ý về điều kiện tiên quyết để hợp đồng có hiệu lực. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được trao đổi trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Scores: 5 (66 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87