Ai được phép vào thăm người bị tạm giam, tạm giữ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Pháp luật hiện hành cho phép việc thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, tuy nhiên, với một số trường hợp, quy định không cho phép thân nhân hay người có liên quan được gặp mặt người đang bị giam giữ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin pháp lý có liên quan.
Thăm người bị tạm giam, tạm giữ
Mục Lục
Quy định pháp luật về thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ
Việc thăm gặp người đang bị tạm giam, tạm giữ là một trong số các quyền của người bị tạm giam, người bị tạm giữ được quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Cụ thể như sau:
- Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.
- Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người không là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý.
- Thời gian mỗi lần gặp không quá 01 (một) giờ.
- Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định tại buồng làm việc tại nơi giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám chữa bệnh.
CSPL: khoản 1, 3 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Ai được phép vào thăm người bị tạm giam tạm giữ
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giam, tạm giữ được phép gặp các đối tượng sau: thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
Trong đó, thân nhân của người bị tạm giam, tạm giữ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 bao gồm:
- Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
- Vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.
>>> Xem thêm: Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào?
Trường hợp người bị tạm giam tạm giữ không được gặp mặt người khác
Đối với các trường hợp sau, người bị tạm giam tạm giữ không được phép gặp mặt người khác:
- Thân nhân/người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân do có ảnh hưởng nghiêm trọng đến giải quyết vụ án.
- Trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn nơi giam giữ hoặc để truy bắt người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn;
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, tạm giam hoặc người bị tạm giữ, tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Lúc lấy lời khai, hỏi cung hoặc đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
- Người bị tạm giữ, tạm giam không đồng ý gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận không đồng ý thăm gặp;
- Người đến thăm cố ý vi phạm nội quy của nơi giam giữ, chế độ quản lý từ hai lần trở lên;
- Người bị tạm giữ, tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
CSPL: khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ không được gặp người khác
Thủ tục vào thăm người bị tạm giam, tạm giữ
Mẫu đơn xin gặp phạm nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ/TẠM GIAM
Kính gửi: ………………………………………………………………………..
Tên tôi là: …………………………………….. sinh ngày …… /….. /……..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………………… cấp ngày …… /….. /…….. nơi cấp: …………………………………………………………………….
Nơi ĐKTT: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………..
Xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam: ……………………………………..
Họ và tên: ………………………………… sinh ngày…… /….. /………
Nơi ĐKTT: ……………………………………………………………….
Họ và tên cha: …………….. Họ và tên mẹ: ……………………………..
Hành vi phạm tội: ………………………………………………………..
Bắt ngày: …… /….. /… Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày ……. /…../……………………..
Quan hệ với người xin được gặp: ……………………………………….
Lý do gặp: ……………………………………………………………….
Những người cùng đi xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam (ghi họ tên, số CMND, cấp ngày, tháng, năm, nơi cấp, quan hệ với người xin được gặp).
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan chấp hành đúng các quy định của pháp luật./.
…………………ngày … tháng … năm ……….
XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ THỤ LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA GIÁM THỊ TTG/TRƯỞNG NTG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Quy trình thăm gặp
Bước 1: Xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân sau khi khi đến thăm:
- Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội, Công an, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam.
- Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị phải dán ảnh và đóng dấu vào ảnh.
Bước 2: Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản, nêu rõ thời điểm được gặp, cán bộ quản lý và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
Người bị tạm giữ, tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
CSPL: khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2, 6 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 19/09/2017.
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ
Luật sư hướng dẫn viết đơn xin gặp người bị tạm giam, tạm giữ
- Giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về việc thăm gặp người bị tạm giam, tạm giữ.
- Tư vấn các vấn đề quy định khi muốn gặp người bị tạm giam, tạm giữ.
- Hướng dẫn soạn thảo văn bản giúp khách hàng làm thủ tục gặp người bị tạm giam, tạm giữ.
- Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan chức năng.
Quy định về việc thăm gặp người bị giam giữ được ghi nhận trong Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, trừ một số trường hợp nhất định, quy định này không cho phép người khác được gặp người bị tạm giam, tạm giữ. Khi thực hiện việc thăm gặp, thân nhân và người có liên quan cần thực hiện theo thủ tục và yêu cầu tại cơ sở giam giữ. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.