Giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo

Việc giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo không phải là việc dễ dàng. Vì tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Vậy mua bán hàng là tài sản đảm bảo là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho Quý khách thông tin về vấn đề giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo.

Giải quyết tranh chấp khi mua tài sản bảo đảmGiải quyết tranh chấp khi mua tài sản bảo đảm

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo

Xác định thẩm quyền theo vụ việc

Tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm là tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với vụ việc dân sự

Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện

Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26…” thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với tranh chấp khi mua hàng.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh

Nếu tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
  • Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo

Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS: Đơn Khởi kiện (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) với nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

Danh mục tài liệu đính kèm theo đơn: Giấy tờ tùy thân; Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng bảo đảm,…

>>> Xem thêm tại: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì ?

Trường hợp bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản thế chấp

Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi thuộc 1 trong 3 trường hợp sau, bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản thế chấp:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảoCơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo

Giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản đảm bảo

Giao dịch dân sự vô hiệu

Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Theo đó, giao dịch dân sự mua hàng là tài sản đảm bảo vi phạm điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật này: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật”. Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi thuộc 1 trong 3 trường hợp tại Điều này thì nếu bên nhận tài sản bảo đảm thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản bảo đảm mà không căn cứ vào các trường hợp về xử lý tài sản bảo đảm nêu trên là không đúng quy định pháp luật. Điều này đồng nghĩa việc giao dịch mua bán tài sản có nội dung vi phạm điều cấm của luật.

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình

Quyền lợi của người thứ ba ngay tình sẽ được bảo vệ tùy theo từng loại giao dịch bảo đảm như: biện pháp cầm cố tại khoản 2 Điều 311, biện pháp thế chấp tại khoản 7 Điều 320.

Nhưng nhìn chung, luật quy định bên bảo đảm phải báo cho bên nhận tài sản đảm bảo về quyền của người thứ ba đối với tài sản đảm bảo, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận tài sản đảm bảo có quyền huỷ hợp đồng bảo đảm bằng tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

Điều 180 BLDS năm 2015 có quy định về việc chiếm hữu ngay tình như sau: “Việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Ngoài ra, Từ điển Luật học định nghĩa như sau: “Người thứ ba ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài sản thông qua giao dịch mà họ không biết, không buộc phải biết tài sản đó do người chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch dân sự vô hiệu”

Như vậy, có thể hiểu người thứ ba ngay tình trong trường hợp này là người chiếm hữu tài sản đảm bảo một cách ngay tình thông qua một giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng bản thân họ hoàn toàn trung thực khi tham gia giao dịch mà không hề biết rằng người giao dịch với họ không có quyền chuyển giao tài sản đó. Việc giao dịch dân sự đó vô hiệu không phải lỗi của họ.

Các điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi khi giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 133 BLDS 2015 đó là:

  • Thứ nhất, trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự trước được xác lập, thực hiện.
  • Thứ hai, người thứ ba xác lập giao dịch dân sự phải ngay tình. Nghĩa là, người thứ ba có căn cứ tin rằng đối tượng và chủ thể giao dịch với mình đủ điều kiện mà pháp luật quy định.
  • Thứ ba, tài sản đưa ra giao dịch phải được phép giao dịch.
  • Thứ tư, người thứ ba có được tài sản thông qua giao dịch dân sự có đền bù. Đó là những giao dịch mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia thì sẽ nhận được những lợi ích vật chất từ phía bên kia.

Nếu đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

Nếu tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Nếu tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015

Luật sư tư vấn về tài sản bảo đảmLuật sư tư vấn về tài sản bảo đảm

Luật sư tư vấn về tài sản bảo đảm

  • Tư vấn về phương thức giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm: Thương lượng, hòa giải, khởi kiện;
  • Tư vấn về quy trình giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm tại Tòa án;
  • Tư vấn về cách tính thời hạn, thời hiệu giải quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm
  • Trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện khi quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm
  • Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện khi quyết tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm
  • Xác định thẩm quyền của Tòa án;
  • Soạn đơn khởi kiện về tranh chấp khi mua hàng là tài sản bảo đảm;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng: Nắm bắt tình hình, diễn biến vụ việc, đồng thời đưa ra phương án, cách xử lý tốt nhất cho các bên, sàng lọc, thu thập thông tin về vụ kiện…

Thông qua bài viết trên, Luật Long Phan cung cấp cho Quý khách những thông tin để giải quyết tranh chấp khi mua hàng hóa. Từ đó, Quý khách có thể bảo vệ tốt hơn những quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Quý khách có nhu cầu cần được hỗ trợ tư vấn luật về những vấn đề liên quan, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài vui lòng liên hệ chúng tôi theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87