Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên đối tác trong quá trình thực hiện hoạt động hợp tác kinh doanh. Nguyên tắc giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là cùng phân chia lợi nhuận và cùng gánh chịu rủi ro. Do đó, khi có phát sinh tranh chấp cần phải có cách giải quyết hiệu quả nhất và phù hợp với quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mục Lục
- 1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
- 2 Các vấn đề tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thường gặp
- 3 Các phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC – Ưu nhược điểm
- 4 Thỏa thuận thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
- 5 Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Luật Long Phan
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. (khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)
Các vấn đề tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC thường gặp
- Một bên trong hợp đồng muốn rút vốn đầu tư, không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Tranh chấp về tài sản, lợi tức của hoạt động hợp tác kinh doanh.
- Tranh chấp liên quan đến việc minh bạch trong quản lý việc kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng. Vấn đề này xảy ra khi bên có quyền điều hành kinh doanh cố tình gian dối, hoặc bỏ quan nghĩa vụ minh bạch hoạt động quản lý tài chính của việc hợp tác kinh doanh dẫn đến quyền lợi của các bên góp vốn bị vi phạm nghiêm trọng.
Các phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC – Ưu nhược điểm
Thông qua thương lượng
- Ưu điểm
- Nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì phương thực này được thực hiện bằng cơ chế giải quyết nội bộ thông qua việc các bên tranh chấp bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết.
- Không bị ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp.
- Nhược điểm
- Cuộc thương lượng có thành công hay không phụ thuộc vào thiện chí và thái độ của các bên tham gia.
- Kết quả của cuộc thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ thi hành vì phương thức này vẫn chỉ mang tính tùy nghi, không chính thức.
Thông qua hòa giải
- Ưu điểm
- Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít tốn kém.
- Ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của cơ quan công quyền.
- Có sự tham gia của người thứ ba, vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp, vừa đáp ứng niềm tin của các bên.
- Nhược điểm
- Phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tham gia tranh chấp, khi nếu một trong các bên không trung thực; không hợp tác thì hòa giải cũng khó có được kết quả mong đợi.
- Dễ bị biến tướng; lợi dụng trở thành công cụ trì hoãn nghĩa vụ của và khiến bên có quyền lợi bị vi phạm có khả năng mất quyền khởi kiện.
- Chi phí sẽ tốn hơn so với phương thức thương lượng và nếu hòa giải bất thành thì chi phí này sẽ trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp.
Thông qua Trọng tài
- Ưu điểm
- Bắt buộc phải tuân theo các thủ tục và nguyên tắc nhất định.
- Không bị giới hạn lãnh thổ nên các bên có thể chọn bất kỳ trung tâm nào giải quyết mâu thuẫn cho mình.
- Phán quyết có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.
- Nhược điểm
- Tốn kém phí trọng tài nếu tranh chấp càng kéo dài thời gian.
- Không phải lúc nào việc thi hành quyết định của trọng tài cũng thuận lợi như thi hành bản án, quyết định của tòa án.
Thông qua Tòa án
- Ưu điểm
- Phán quyết của tòa án đưa ra có tính cưỡng chế cao, góp phần cho các chủ thể kinh doanh nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật.
- Các bên có quyền kháng cáo khi bản án xét xử xong mà chưa được thi hành ngay.
- Nhược điểm
- Thủ tục giải quyết tranh chấp rất phức tạp, thời gian kéo dài khá lâu.
- Công khai xét xử không phù hợp tính chất hoạt động kinh doanh cũng như tâm lý của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thỏa thuận thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thông thường, các bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại vì sự nhanh gọn và các trọng tài viên đều là người chuyên về đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, với các hợp đồng BCC nhỏ, yêu cầu khởi kiện nhỏ việc giải quyết của trọng tài nhiều khi có phần sơ sài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên khởi kiện.
Quý khách hàng nên lưu ý quyền lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là quyền của các bên, Tòa án hay trọng tài đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Tranh chấp hợp tác đầu tư kinh doanh là điều không ai muốn gặp phải nhưng luôn là vấn đề nên suy xét đầu tiên khi quyết định hợp tác kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Luật Long Phan
- Tư vấn thương lượng, hòa giải giải quyết tranh chấp giữa các bên;
- Nghiên cứu vụ việc, phân tích, đánh giá những điểm lợi thế, bất lợi của các bên trong vụ việc.
- Tư vấn hướng dẫn và soạn thảo các văn bản, tài liệu, đơn từ cần thiết.
- Đại diện khách hàng trực tiếp liên hệ, làm việc với các bên liên quan trong giai đoạn thương lượng, hòa giải, tham gia tố tụng tại tòa án nếu có yêu cầu;
- Cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng giải quyết tranh chấp.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC của Luật Long Phan với đội ngũ luật sư chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm là giải pháp hữu hiệu dành cho bạn khi đang trong quan hệ tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn các vấn đề liên quan vui lòng liên hệ qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.