Mẫu đơn xin nhận cha mẹ cho con là một trong những thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục xin nhận cha mẹ cho con. Để đơn được giải quyết nhanh chóng, người làm đơn cần phải đáp ứng đầy đủ nội dung và chính xác theo quy định của pháp luật. Phạm vi bài viết dưới đây xin giới thiệu đến quý bạn đọc mẫu đơn và hướng dẫn cách viết đơn xin nhận cha mẹ cho con.

Hướng dẫn viết đơn xin nhận cha mẹ cho con

Mục kính gửi: ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được xác định như sau:
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp bao gồm:
- Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
- Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp.
Thông tin người yêu cầu: Ghi đầy đủ và chính xác họ tên, năm sinh, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, địa chỉ cư trú, số điện thoại
- Nơi cư trú ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú. Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú
- Nếu không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Thông tin người con: Ghi đầy đủ và chính xác họ tên, năm sinh, nơi sinh, …
Giấy tờ tùy thân: Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế
Nội dung yêu cầu:
- Trình bày lý do xin xác nhận và cơ sở pháp lý cụ thể.
- Yêu cầu quý cơ quan giải quyết.
Quy trình tiếp nhận và xử lý đơn

Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ nhận cha, mẹ, con được quy định tại khoản 1, Điều 15, Thông tư 04/2020/TT – BTP ban hành ngày ngày 28 tháng 5 năm 2020
Tờ khai nhận cha mẹ cho con (Mẫu số 06, phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT – BTP ban hành ngày ngày 28 tháng 5 năm 2020)
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch 2014
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
- Bản sao một trong các giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con
- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con
- Bản sao sổ hộ khẩu
Trình tự thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại điều 25, Luật Hộ tịch 2014 như sau:
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
>> Tham khảo thủ tục nhận con nuôi qua bài viết: Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trên đây là những hướng dẫn liên quan đến vấn đề xin nhận cha mẹ cho con theo quy định của pháp luật.
Nếu quý bạn đọc gặp khó khăn trong việc soạn thảo đơn thì đừng ngần ngại hãy gọi đến tổng đài 1900636387 để chúng tôi có thể hỗ trợ quý bạn đọc trong soạn thảo đơn và thực hiện thủ tục xin nhận cha mẹ cho con. Xin cảm ơn.
Làm thế nào để cha nhận con
Tôi muốn tìm cha cho con con nay 24 tuổi gặp lại anh ấy ngày 3/9 vừa rồi nói chuyên về con thì anh ấy có vể kg nhận con còn đơip suy nghĩ nhưng toi muốm làm đơn để tòa án giải quyêt cho xong tôi phải làm gì in tư vấn cho tôi
Chào bạn Mai Thanh Nga,
Về việc xác nhân quan hệ cha – con, nếu cha đứa bé không chịu nhận con, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha đang cư trú, làm việc để yêu cầu xác định cha – con và sau khi đã xác định cha con rồi mà cha của đứa bé không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì bạn có thể yêu cầu Tòa án buộc cha đứa bé cấp dưỡng nuôi con:
Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Chi tiết trình tự thủ tục khởi kiện, vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được luật sư tư vấn cụ thê hơn.
Trân trọng!
tôi muốn nhờ tư vấn đơn yêu cầu xác định cha cho bản thân tôi, hiện tại Cha, mẹ tôi đều đã mất. Bản thân tôi là con ngoài giá thú. Lúc nhỏ mẹ tôi khai sinh cha Vô danh.đến khi đi làm mẹ tôi bảo khai cha của anh hai tôi ( anh cùng mẹ khác cha) là cha tôi. Nay bản thân tôi muốn làm lại khai sinh đúng là cha ruột của mình. Xin tư vấn cho tôi mẫu đơn yêu cầu xác định cha ruột cho bản thân tôi. Cha tôi cũng có 6 người con với người vợ cả. Hiện tại Cha tôi và mẹ cả của tôi cũng đã mất
Chào bạn,
theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014: ” Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.” Theo đó, những chứng cứ có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con bao gồm những chứng cứ quy định tại Thông tư 15/2015/TT – BTP, gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Ngoài ra, bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án công nhận cha cho bạn.
Trân trọng!
Em muon xac nhan cha cho con em phai lam sao?trong khi ban gai khong cho gap con.nho ls giai dap dum,e chan thanh biet on.
Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Trước tiên, vì bạn chưa đăng ký kết hôn nên để có thể làm giấy khai sinh cho con bạn có tên cha thì trước tiên, bạn phải thực hiện thủ tục nhận cha mẹ con theo quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch 2014: ” Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.” Theo đó, những chứng cứ có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con bao gồm những chứng cứ quy định tại Thông tư 15/2015/TT – BTP, gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Sau khi hoàn thành thủ tục nhận cha, mẹ con, bạn nộp giấy xác nhận quan hệ cha mẹ con và giấy chứng sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch để tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con có cả tên cha và mẹ.
Trân trọng!
Tôi muốn Tư vấn làm đơn đề nghị toà án xác định cha con cho tôi . TÔi và cô ấy có con với nhau trong khi cô ấy chưa ly hôn với chồng củ , hiện tại chồng củ của cô ấy đang ở nước ngoài và đã lập gia đình và có con với người khác . Nhưng cô ấy không có địa chỉ của chồng ở bên đó . Vậy phải làm như thế nào ạ .cách làm đơn như thế nào ạ
Chào bạn,
Bạn vui lòng tải mẫu yêu cầu đăng ký nhận cha con tại bài viết, điền theo hướng dẫn và nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận. Kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch
Sau đó, công chức tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Lưu ý: Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con có thể là (Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP):
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Trân trọng!
Tôi muốn giành quyền nuôi con với chồng tôi còn tôi đang bị trầm cảm
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về câu hỏi của bạn chúng tôi đã liên hệ qua số điện thoại để hỗ trợ tư vấn cho bạn nhưng không liên lạc được. Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin về vấn đề của mình hoặc liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Chào luâṭ sư,tôi muốn nhờ luâṭ sư tư vấn cho tôi về môṭ việc như sau.Tôi và chồng cũ li thân đã 5 năm,đến tháng 4 vừa rồi mới li hôn xong do chồng tôi ở nước ngoài ko về đươc.tháng 5 vừa rồi tôi mới sinh em bé tôi muốn khai sinh cho cháu b
é mang họ mẹ xin luật sư cho tôi hỏi cần những thủ tục gì
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.