Quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu

Nhãn hiệu là công cụ giúp người tiêu dùng phân biệt một sản phẩm của một công ty cụ thể với các sản phẩm giống hoặc tương tự do các công ty khác cung cấp. Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp trùng nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến nhãn hiệu được bảo hộ đó. Như vậy, quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin này  đến quý bạn đọc.

Quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu

>> Xem thêm: tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu công ty giải quyết như thế nào?

Quy định pháp luật về tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu

Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có đầy đủ các quyền tài sản được quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể: 

  • Khi nhãn hiệu đã được bảo hộ thì bất kỳ người nào không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu mà sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn (cấu trúc, phát âm, nội dung, ý nghĩa, hình thức thể hiện) với nhãn hiệu đã được bảo hộ thì có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
  • Chủ nhãn hiệu hoàn toàn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu; hay lựa chọn biện pháp khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo Điều 125, Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ

Mặt khác, tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021 quy định về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Thủ tục thực hiện quyền yêu cầu

Gửi Thông báo và yêu cầu chấm dứt

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, sau khi phát hiện hành vi sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu trái phép hoặc đã có kết luận giám định sở hữu trí tuệ, thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể trực tiếp gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại đến doanh nghiệp có tên trùng với nhãn hiệu.

Theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 01/2021, Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh . Yêu cầu doanh nghiệp có tên trùng với nhãn hiệu được bảo hộ phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp.

Thông báo bằng văn bản đến doanh nghiệp có tên trùng với nhãn hiệu được bảo hộ

>> Xem thêm: Sự tương tự gây nhầm lẫn của nhãn hiệu có bị xử lý ?

Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên trùng phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo. 

Sau thời hạn trên, nếu không đăng ký thay đổi, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Theo khoản 1 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý như sau:

  1. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
  2. Xử phạt vi phạm hành chính

Thực hiện khiếu nại, phản ánh, tố cáo đến các cơ quan quản lý hành chính (cục quản lý thị trường, cơ quan cảnh sát điều tra kinh tế, thanh tra bộ khoa học và công nghệ)

Trường hợp gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu nhưng họ vẫn tiếp diễn hành vi vi phạm thì có thể thực hiện khiếu nại, phản ánh, tố cáo đến các cơ quan quản lý hành chính 

Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu của nhãn hiệu bị trùng có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu.

Cơ quan quản lý hành chính gồm các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết bao gồm:

  • Thanh tra Bộ Khoa học và Công Nghệ, thanh tra Sở Khoa học và Công Nghệ;
  • Đội Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường;
  • Chi cục Hải quan, Tổng cục Hải quan;
  • Trạm Công an cửa khẩu, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ;
  • UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh.

Khởi kiện đến tòa án 

Thực hiện khởi kiện nếu doanh nghiệp được yêu cầu không thay đổi tên trùng

>> Xem thêm: cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái

Sau khi thực hiện khiếu nại, phản ánh, tố cáo đến các cơ quan quản lý hành chính mà doanh nghiệp có tên trùng nhãn hiệu vẫn không chấm dứt việc sử dụng tên này thì Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gửi đơn khởi kiện ra Toà án về hành vi sử dụng nhãn hiệu trái phép của tổ chức, cá nhân khác (theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) hoặc khởi kiện ra Trọng tài thương mại (nếu các bên tranh chấp có thỏa thuận bằng văn bản).

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu:

  1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  4. Buộc bồi thường thiệt hại;

Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu chọn khởi kiện tại Tòa án thì căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 37 và Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có hành vi xâm phạm có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết hoặc Tòa án cấp tỉnh nơi chủ sở hữu nhãn hiệu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở nếu hai bên tranh chấp có thỏa thuận.

Dịch vụ luật sư giải quyết thủ tục tranh chấp tên và nhãn hiệu trùng

Tư vấn giải quyết tranh chấp cạnh tranh không lành mạnh về trùng nhãn hiệu

  • Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác.

Trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ

  • Nghiên cứu hồ sơ, thông tin về vụ việc, đối chiếu với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ tranh chấp sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và làm việc với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện tham gia đối thoại trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ;
  • Hướng dẫn khách hàng hoặc đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Cử luật sư đại diện theo ủy quyền của khách hàng để làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
  • Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giai đoạn tố tụng;
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng trong giai đoạn thi hành án.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến Quyền yêu cầu chấm dứt sử dụng tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn hay giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ. Xin cảm ơn!

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87