Hiện nay, việc thuê lại hợp đồng lao động không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp nhưng nhiều người sử dụng lao động vẫn chưa nắm rõ các quy định về thuê lại lao động. Việc cho thuê lại hợp đồng lao động chỉ áp dụng đối với một số công việc nhất định cũng như doanh nghiệp cho thuê lại phải có giấy phép hoạt động cho thuê lại. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ về quy định thuê lại hợp đồng lao động cho quý bạn đọc.
Quy định về thuê lại hợp đồng lao động như thế nào?
Mục Lục
Điều kiện về thuê lại lao động
Về nguyên tắc hoạt động, bên thuê lại được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Về điều kiện, theo Điều 54 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
- Chính phủ quy định việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại.
Trong đó, để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại, theo Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP doanh nghiệp cần đảm bảo:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại phải là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ hai tỷ đồng.
>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Hình thức hợp đồng thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại và bên thuê lại phải ký kết hợp đồng cho thuê lại bằng văn bản và được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Nội dung hợp đồng cho thuê lại bao gồm:
- Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại.
- Thời hạn thuê lại; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Hợp đồng cho thuê lại được lập bằng văn bản
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại
Theo Điều 57 Bộ luật Lao động 2019, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại gồm:
- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
- Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
- Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.
- Thỏa thuận về việc tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại chưa chấm dứt.
- Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại.
- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.
>> Xem thêm: Thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại được quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019:
- Bảo đảm trình độ của người lao động phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại và nội dung của hợp đồng lao động đã ký.
- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng.
- Thông báo cho bên thuê lại biết sơ yếu lý lịch, yêu cầu của người lao động.
- Trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
- Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
- Xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật.
- Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cho thuê lại có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động với mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn hoạt động của doanh nghiệp đó theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Bên cho thuê lại người lao động phải thông báo cho người lao động biết nội dung hợp đồng
Cơ chế bảo vệ người lao động khi bị cho thuê lại
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động, người lao động thuê lại còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp cho thuê lại.
- Chấp hành kỷ luật, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại.
- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị bên thuê lại có các hành vi vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại.
Bên cạnh đó, hợp đồng cho thuê lại không được có những thỏa thuận về quyền và lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký với người lao động. Việc này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động khi bị cho thuê lại.
Đồng thời, tại Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có liệt kê các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động liên quan đến hoạt động cho thuê lại.
>> Xem thêm: Hợp đồng lao động với hợp đồng cộng tác viên có gì khác nhau?
Trên đây là bài viết về quy định về thuê lại lao động. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ LAO ĐỘNG. Xin cảm ơn!
Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.