Khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại là câu hỏi được quan tâm rất lớn của giới kinh doanh và đầu tư hiện nay. Vậy thói quen trong hoạt động thương mại là gì mà được quan tâm nhiều đến như vậy? Đặc điểm, ĐIỀU KIỆN áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên.
Khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại
Mục Lục
Thói quen trong hoạt động thương mại
Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Thương mại 2005
Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
Thói quen trong hoạt động thương mại?
Đặc điểm của thói quen trong hoạt động thương mại
- Là các quy tắc xử sự chung
- Có nội dung rõ ràng
- Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên
- Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
Phân biệt giữa thói quen thương mại và tập quán thương mại
- Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
- Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
So sánh điều kiện áp dụng thói quen trong thương mại và tập quán thương mại:
Tập quán thương mại quốc tế, trước tiên là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;
- Thứ hai: Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;
- Thứ ba: Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
- Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.
Thói quen thương mại là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Các trường hợp áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại
Căn cứ vào điều 12 Luật Thương mại 2005:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, thói quen trong hoạt động thương mại sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác và các bên đã có những xử sự nội dung rõ ràng, lập đi lập lại giữa các bên và được các bên mặc nhiên thừa nhận nó.
Các trường hợp áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại
Điều kiện áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại
Để áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là các quy tắc xử sự chung
- Có nội dung rõ ràng
- Được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên
- Được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại
- Hơn nữa thói quen đó cần phải không trái với thuần phong mỹ tục và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề khi nào được xem là thói quen trong hoạt động thương mại? Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư doanh nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.