Xác định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động là một thủ tục cần thiết để người lao động nhận được tiền trợ cấp và tiền bồi thường khi xảy ra tai nạn ngoài ý muốn hoặc do lỗi bên phía người sử dụng lao động. Xác định được tỷ lệ thương tật phải theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mọi người về cách xác định cũng như những vấn đề liên quan khác.
Cách xác định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động
Mục Lục
- 1 Tỷ lệ thương tật có thể hưởng chế độ tai nạn lao động
- 2 Tỷ lệ thương tật người lao động được xác định như thế nào?
- 3 Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
- 4 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn
- 5 Mức trợ cấp tương ứng cho người lao động bị tai nạn
- 6 Dịch vụ luật sư tư vấn tai nạn lao động
Tỷ lệ thương tật có thể hưởng chế độ tai nạn lao động
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định một trong các đối tượng được bồi thường tai nạn lao động là người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.
Khoản 1 Điều 4 Thông tư này cũng đề cập tới việc người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
- Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.
- Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
Như vậy, chỉ cần người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì có thể được nhận tiền bồi thường tai nạn lao động và tiền trợ cấp tai nạn lao động.
Mức thương tật có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động
Tỷ lệ thương tật người lao động được xác định như thế nào?
Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định thì tỷ lệ tổn thương cơ thể trong thông tư này được dùng chung cho tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tổn hại sức khỏe. Như vậy, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động được xác định theo thông tư liên tịch này.
Về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể (gọi tắt là TTCT), căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định thì việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định theo công thức sau:
Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn
Trong đó:
- T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.
- T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.
- T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.
- Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
Đối với giám định lần đầu
Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ khi giám định lần đầu do tai nạn lao động như sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định
Đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động thì yêu cầu giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
- Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Đối với giám định tái phát
Khoản 1 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về hồ sơ khám giám định tái phát tổn thương do tai nạn lao động như sau:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giám định thương tật
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động.
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra.
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật.
- Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người.
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
- Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định tại Mục 3 Chương này.
- Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
(Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn.
Mức trợ cấp tương ứng cho người lao động bị tai nạn
- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động.
- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức: Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
(Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH)
Dịch vụ luật sư tư vấn tai nạn lao động
- Chuẩn bị hồ sơ giám định cho quý khách hàng nếu có nhu cầu.
- Đại diện theo ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
- Tính toán và lựa chọn ra phương án tối ưu nhất để đảm bảo quyền lợi của quý khách hàng.
Nếu như quý khách hàng còn bất cứ nhu cầu nào muốn được tư vấn luật lao động hỗ trợ hoặc cần tìm LUẬT SƯ LAO ĐỘNG để được giải đáp các thắc mắc cũng như đại diện theo ủy quyền thì xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp. Xin cảm ơn.
tôi bị tai nạn lao động phải cắt cụt ba ngón tay thì có đc hưởng chế độ gì ko a
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cho e hỏi bị tai nạn lao động cưa hết một chân qua khỏi đầu gối,chân còn lại nức xương mắt cá như vậy tính tỉ lệ thương tật là bao nhiu ạ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cho minh hoi minh bi tnld dap thit 3 ngon tay 3 4 5 voi gay xuong 3 ngon dau ngon tay vay ti le % thuong tat la bao nhieu ,minh xin cam on a
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.