Bị ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn là hành vi vi phạm quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Vậy cần làm gì khi bị ngăn cản quyền thăm con, người ngăn cản người có quyền thăm con sẽ bị xử lý như thế nào? Mời quý độc giả tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Ngăn cản quyền thăm con là vi phạm pháp luật
Mục Lục
Quyền thăm con sau ly hôn
Quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ) quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở. Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế.
Ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn
Vi phạm quyền thăm con
Người không trực tiếp nuôi con nếu không bị Toà án hạn chế quyền thì có quyền không hạn chế đối với việc thăm nom con cái. Người trực tiếp nuôi con không có quyền ngăn cản việc gặp mặt, thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom con không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
Quyền thăm con bị Toà án hạn chế
Quyền thăm con bị hạn chế bằng quyết định của Toà án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
Trong từng trường hợp cụ thể, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân tổ chức theo quy định tại Điều 86 Luật HNGĐ để ra quyết định không cho cha, mẹ, trông nom, chăm sóc, quản lý tài sản của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con tối đa 5 năm.
Hướng giải quyết khi bị ngăn cản quyền thăm con
Khi bị ngăn cản thăm con có thể yêu cầu Tòa án giải quyết
Khi người không trực tiếp nuôi con không thuộc trường hợp bị hạn chế thăm con mà bị ngăn cản quyền thăm con thì có thể giải quyết bằng những cách sau:
- Thỏa thuận: Cần đặt ra vấn đề thỏa thuận về quyền thăm nom con khi giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng. Các bên nên thể hiện tinh thần thiện chí trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.
- Khởi kiện ra Toà án: Khi bị ngăn cản quyền thăm con mà không thể thỏa thuận giải quyết được thì người có quyền thăm con có thể khởi kiện yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con. Trường hợp có căn cứ chứng minh người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật HNGĐ.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn
Ngăn cản quyền thăm con bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quyền thăm con
Bất kỳ người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, người bị ngăn cản quyền thăm có có thể tố cáo hành vi cản trở quyền thăm con tới cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc xin xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an về việc ngư-ời trực tiếp nuôi con có hành vi cản trở quyền thăm con để yêu cầu cơ quan thi hành án việc chăm nom, chăm sóc con theo bản án, quyết định của Tòa án.
Luật sư tư vấn giải quyết khi bị ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn
Chúng tôi dung cấp dịch vụ luật sư tư vấn và hỗ trợ khách hàng xử lý trường hợp bị cản quyền thăm con như sau:
- Tư vấn quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
- Tư vấn quy định về quyền được thăm con khi không trực tiếp nuôi dưỡng
- Tư vấn trường hợp không được thăm con, giành quyền nuôi con
- Hướng dẫn tố cáo hành vi ngăn cản quyền thăm con
- Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn
Khi quyền thăm con bị ngăn cản hay người không trực tiếp nuôi con có nhu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể nhờ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết khi vợ không cho gặp con sau ly hôn, hoặc giải quyết khi chồng cũ ngăn cản không cho thăm con. Để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề này vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87, Luật sư Hôn nhân gia đình sẽ tư vấn luật hôn nhân gia đình cho bạn.
Bài viết liên quan tranh chấp quyền nuôi con có thể bạn quan tâm:
- Có Được Hạn Chế Quyền Thăm Nuôi Của Người Bố Sau Khi Ly Hôn?
- Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con khi vợ cũ ngăn cản thăm nom
Kính chào Luật sư. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp cho tôi về vấn đề chăm sóc thăm nôm con cái sau ly hôn như sau: Tôi và vợ đã làm thủ tục ly hôn xong, trong qđ lý hôn có ghi rõ: tôi nuôi đứa lớn, còn vợ nuôi đứa nhỏ. Mỗi tuần Tôi vẫn lên nhà ngoại thăm đứa nhỏ nhưng nhà ngoại nói chỉ đc ghé thăm chứ k cho chở về thăm ông bà nội.như vậy có đúng k? Có cách nào để tôi có quyền đón đứa nhỏ về chơi nhà nội mà k bị ngăn cấm k?.Xin cám ơn.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Kính chào Luật sư. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp cho tôi về vấn đề chăm sóc, thăm nôm con cái sau ly hôn như sau: Tôi và vợ đã làm thủ tục ly hôn năm 2018, trong qđ ly hôn có ghi rõ: tôi và vợ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ theo điều 81, 82, 83 và 84 Luật HNGĐ . Nhưng đến năm 2019 gia đình bên ngoại chỉ cho phép tôi và gia đình (bên nội) được phép đến nhà thăm và không được phép chở con ra ngoài với nhiều lý do khác nhau. Vì lý do dịch Covid 19 phức tạp nên tôi cũng không đưa đón các con ra ngoài, nhưng đến nay tình hình đã ổn định hơn, tôi muốn được gần gũi con để tình cảm cha con được gắn kết và các con có được sự yêu thương từ gia đình bên nội. Vậy tôi xin hỏi luật sư việc làm trên từ gia đình bên ngoại là có đúng không, có phải đang hạn chế quyền chăm sóc con của tôi không. Xin cám ơn.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Chị tôi đã ly dị chồng hơn 4 năm, ba mẹ tôi (tức ông bà ngoại) và tôi là người trực tiếp nuôi cháu, chị gái là người cấp dưỡng. Sau ly hôn chúng tôi vẫn cho ba của cháu đến thăm,không ngăn cản. Nhưng ba cháu có nhiều lần xúc phạm gia đình và có thái độ không tốt và gây ảnh hưởng đến gia đình tôi và có thể là xung đột. Dù gia đình tôi cũng không có yêu cầu cấp dưỡng mỗi tháng.
Cho tôi hỏi bên nuôi trực tiếp có quyền không cho ba của cháu đến thăm không.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Xin chào Luật Sư . Em và chồng ly hôn và không cần chồng cấp dưỡng , nên em ngăn cản không cho chồng thăm nom con , vì thái độ của chồng rất xúc phạm đến gđ em và luôn dạy con là phải đi theo anh ấy .
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chào luật sư,vợ chồng tôi đã ly hôn tòa có giải quyết cho chúng tôi là ko phải chu cấp gì cho con và chồng tôi cũng ko yêu cầu, vì trước tôi ko đủ điều kiện nuôi con nh hiện nay tôi đã đủ điều kiện nuôi con và tôi muốn nhận nuôi lại con thì phải làm thế nào ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Kính chào luật sư.kính mong luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề thăm nuôi .tôi và ck tôi đã giải quyết xông vấn đề ly hôn.trong quyết định có ghi ck tôi nuôi cháu lớn tôi nuôi cháu bé.tôi muốn đón con lớn về chơi nhưng bị bên nhà ck ngăn cấm.tôi có gọi điện báo trc với bố cháu .mới đầu ck tôi có đồng ý nhưng tôi vẫn k đón đc cháu.bg tôi gọi điện thì lại bảo là tôi phải lên hỏi ý kiến của ông bà nội mới đc đón.vậy có chách nào để tôi đc đón cháu về chơi k ạ.xin cảm ơn ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Kính chào luật sư,sau khi vc e li hôn mỗi ng muỗi mọt bé,nhưng gần tết ông bà nội ốm sợ k qua khỏi nên e muốn đón bé con về chơi mấy ngày nhưng bị vk và gđ bên ngoại cấm k cho đi,và con tuyên bố k bao h cho con về nội,vậy h e nên làm thế nào vậy luật sư?mong ls tư vấn e sớm ạ,e cảm ơn ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
E đang gặp phải trường hợp là nhà chồng không cho vào nhà để gặp con thăm con và cũng không cho chở con đi chơi, hiện tại e chỉ đc gặp con tại trường học mà không đc chở cháu đi đâu, thì giờ phải làm sao để đc thăm cháu và chở cháu đi chơi riêng ạ
Chị đừng có quá lo lắng, chúng tôi đã tiếp nhận được vấn đề thắc mắc và sẽ liên hệ sớm để hỗ trợ