Mẫu đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con

Mẫu đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con hiện chưa được quy định tại văn bản pháp luật. Tuy nhiên nội dung và hình thức phải đảm bảo các điều kiện chung tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Trong bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể phần nào trang bị cho Quý độc giả cách soạn thảo đơn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con cũng như các quy định pháp luật liên quan.

Mẫu đơn khởi kiện

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI QUYỀN NUÔI CON

Mẫu đơn khởi kiện gồm những nội dung gì?

Như đã đề cập, hiện không có quy định chi tiết về việc viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con. Thông thường, trong đơn bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

don khoi kien gianh quyen nuoi con
Cần cung cấp đầy đủ tài liệu làm cơ sở giải quyết tranh chấp

Khi tiến hành khởi kiện, trong đơn Quý khách cần chú ý:

  • Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú: Điền tên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú.
  • Thông tin của người khởi kiện. Ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của nguyên đơn.  Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ
  • Thông tin của người bị khởi kiện: Cách ghi tương tự như trên
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Cụ thể, tóm tắt nội dung vụ việc: hai vợ chồng đã ly hôn tại Bản án nào, lý do làm đơn.
  • Liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).
  • Cam kết của người làm đơn về tính trung thực và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai sự thật. Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên.

Trình tự, thủ tục cần lưu ý

Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con
Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con

Thủ tục tiến hành khởi kiện được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện);
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Thủ tục khởi kiện

Trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận, việc ai là người nuôi con được Tòa án can thiệp khi xét đến các điều kiện sau:

Chi tiết tham khảo tại: Các điều kiện khởi kiện đòi lại quyền nuôi con

  • Điều kiện về chủ thể (Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014)
  • Điều kiện về vật chất
  • Điều kiện về tinh thần

Trình tự khởi kiện được tóm tắt thành các bước sau:

  • Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bước 2: Nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí nếu Tòa án thụ lý đơn
  • Bước 3: Tòa án tiến hành mở phiên tòa. Nếu không đồng ý với phán quyết, các bên có thể tiến hành kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).

Chi tiết tham khảo tại: Thủ tục giành lại quyền nuôi con

Các vấn đề cấp dưỡng, chuyển nhượng tài sản (như đất đai, nhà ở) cho con cái cần phải được thực hiện theo sự đồng ý của cha hoặc mẹ. Chúng tôi xin được trình bày vấn đề trên trong bài viết khác. Quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo tại: Mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn

Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về quyền nuôi con sau hôn nhân

Liên quan đến chủ đề này, chúng tôi cung cấp một số dịch vụ sau đây, quý bạn đọc có thể tham khảo:

  • Luật sư tư vấn về các điều kiện cụ thể giành quyền nuôi con
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
  • Hỗ trợ khách hàng viết đơn giành quyền nuôi con
  • Giúp khách hàng làm hồ sơ, bằng chứng chứng minh bản thân đủ điều kiện nuôi con
  • Tư vấn quyền của vợ hoặc chồng sau khi giành quyền nuôi con
  • Tư vấn mức phạt khi người vợ hoặc chồng không cho gặp con sau ly hôn

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách hàng các viết một lá đơn khởi kiện liên quan đến vấn đề quyền nuôi con. Bên cạnh viết đơn, quý khách cần phải có hoặc tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Nếu Quý khách có khó khăn trong các thủ tục liên quan đến hôn nhân cần tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số hotline 1900636387 để được Luật sư hôn nhân gia đình hỗ trợ kịp thời.

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Tags:

Nguyễn Trần Phương

Luật sư Nguyễn Trần Phương, thành viên Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến Dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động. Đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các tranh chấp dân sự . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87