Góp vốn bằng giấy nhận nợ là hình thức GÓP VỐN được sử dụng nhiều hiện nay, nhưng nhiều người vẫn sẽ thắc mắc liệu rằng giấy nhận nợ có được xem như tài sản của chủ sở hữu hay không? Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp theo quy định của pháp luật không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Góp vốn bằng giấy nhận nợ
Mục Lục
Quy định về tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, theo đó những loại tài sản sau được phép góp vốn: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Thêm vào đó, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy tài sản góp vốn vào doanh nghiệp/công ty rất đa dạng, nhưng đối với những tài sản không phải Đồng Việt Nam phải được định giá và thể hiện bằng Đồng Việt Nam theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
- Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
- Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
- Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Tài sản góp vốn theo quy định pháp luật
Giấy nhận nợ có được xem là tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Theo đó thì, giấy nhận nợ là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản, hay nói cách khác giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản
Góp vốn bằng giấy nhận nợ có được không?
Luật sư tư vấn tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Vì giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản thì hoàn toàn có thể góp vốn bằng giấy nhận nợ nếu các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp/công ty chấp nhận với việc góp vốn này và việc góp vốn bằng giấy nhận nợ là hoàn toàn hợp pháp.
Nhưng trên thực tế việc góp vốn này thường khó được chấp nhận bởi các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp/công ty vì có thể xảy ra rủi ro. Do vậy, khi đã góp vốn bằng giấy nhận nợ tuân thủ đúng pháp luật thì giữa các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại thời điểm định giá.
Luật sư tư vấn góp vốn bằng giấy nhận nợ
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức pháp luật, Công ty luật Long Phan sẽ hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề sau:
- Tư vấn quy định của pháp luật về tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
- Tư vấn việc định giá tài sản góp vốn.
- Tư vấn việc góp vốn bằng giấy nhận nợ
- Tư vấn những rủi ro khi góp vốn bằng giấy nhận nợ
Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc góp vốn bằng giấy nhận nợ vào doanh nghiệp/công ty. Nếu bạn đọc có thắc mắc quy định của pháp luật về tài sản góp vốn hoặc vấn đề góp vốn bằng giấy nhận nợ, vui lòng liên hệ với Công ty luật Long Phan qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP. Xin cảm ơn!
Trong trường hợp thành viên góp vốn dùng giấy nhận nợ nhưng mà không đòi được nợ thì thành viên đấy còn phải góp thêm phần còn thiếu k ạ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi muốn nhờ giải đáp một câu hỏi. Hiện công ty tôi yêu cầu tôi góp vốn vào công ty bằng hình thức vay nợ cá nhân (tổng giám đốc cty). Điều này có hợp pháp ko và ý nghĩa của việc góp vốn bằng hình thức này là gi
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Nhờ luật sư giải thích hộ tôi, tôi cảm ơn
Chúng tôi sẽ sớm liên hệ hỗ trợ bạn