Giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng có hiệu lực hay không?

Giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng có hiệu lực không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vấn đề này vẫn thường diễn ra trong cuộc sống hàng ngày vì yếu tố nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, nhiều người còn tỏ ra trăn trở bởi những vấn đề pháp lý liên quan thường phức tạp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp các thắc mắc thường gặp đối với vấn đề nêu trên.

Giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng
Giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng

Các hình thức giao kết hợp đồng

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được thể hiện dưới ba hình thức:

  • Hợp đồng thể hiện bằng văn bản;
  • Hợp đồng được thể hiện bằng lời nói;
  • Hợp đồng được thể hiện bằng hành vi cụ thể.

Các vấn đề pháp lý về hợp đồng vay tiền bằng miệng

Hiệu lực của hợp đồng vay tiền bằng miệng

Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. Như vậy, khi xem xét về hợp đồng vay tiền cần phải tham khảo các quy định về vay tài sản.

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đồng thời theo Mục 4 Chương XVI, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản thì pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản phải lập thành văn bản. Như vậy, việc giao kết hợp đồng vay tiền không lập thành văn bản mà chỉ được xác lập bằng lời nói vẫn có giá trị pháp lý.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tiền bằng miệng

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tiền bằng miệng
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng vay tiền bằng miệng

Trừ khi các bên tham gia có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, thì thời điểm hợp đồng vay tiền có hiệu lực là tại thời điểm giao kết.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Cho vay tiền bằng lời nói có đòi lại được không?

Như đã phân tích ở phần trên, pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản vì vậy hợp đồng vay tiền bằng lời nói có giá trị pháp lý. Vì vậy, bên vay và bên cho vay có các quyền và nghĩa vụ tương ứng được quy định tại Điều 465 và Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, bên vay tiền có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền khi đến thời hạn đã thỏa thuận. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, bên cho vay có quyền kiện đến Tòa án cấp quận/huyện nơi người vay tiền cư trú để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

>> Xem thêm: Điều khoản có rủi ro khi giao kết hợp đồng

Những lưu ý khi giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng

Khi giao kết hợp đồng vay tiền bằng miệng, để tránh những rủi ro, tranh chấp không đáng có, người cho vay cần lưu ý những điều sau đây:

  • Việc giao kết hợp đồng nên có người làm chứng;
  • Lưu giữ bằng chứng xác lập giao dịch bằng các file ghi âm, ghi hình;
  • Chuyển giao tiền cho vay qua ngân hàng có nội dung chuyển khoản.

Xem thêm một số bài viết:

Vai trò của Luật sư tư vấn liên quan đến hợp đồng vay tiền

  • Tư vấn hợp đồng vay tiền, bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
  • Tư vấn và hỗ trợ soạn thảo hợp đồng vay tiền đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
  • Hướng dẫn khách hàng về các quy định pháp lý liên quan đến lãi suất, mức lãi suất hợp pháp và các điều khoản liên quan khác để tránh rủi ro về pháp lý.
  • Đại diện khách hàng trong các vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng vay tiền, bao gồm việc đàm phán, hòa giải hoặc khởi kiện ra tòa.
  • Hướng dẫn về các hình thức bảo đảm nghĩa vụ vay như thế chấp tài sản, cầm cố tài sản và các điều kiện thực hiện bảo đảm này.
  • Đại diện khách hàng trong quá trình đàm phán và thương lượng các điều khoản hợp đồng vay tiền để đạt được thỏa thuận có lợi và hợp pháp.
Luật sư tư vấn hợp đồng vay tiền bằng miệng
Luật sư tư vấn hợp đồng vay tiền bằng miệng

Việc giao kết hợp đồng bằng miệng vẫn khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên giao dịch này tồn tại khá nhiều rủi ro. Do đó, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về hiệu lực của hợp đồng vay tiền bằng miệng hoặc cần được tư vấn thêm về hợp đồng vay tài sản vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hợp đồng chi tiết. Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ tư vấn chuyên sâu hướng dẫn Quý khách hàng giải quyết tranh chấp.

Tags:

Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87