Rủi ro khi giao kết thường đến từ những điều khoản nào?

Hợp đồng là sự thỏa các bên, các điều khoản trong hợp đồng hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Để đảm bảo an toàn về kinh tế mỗi giao dịch thường được hai bên soạn thảo và ký kết các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có những điều khoản có rủi ro khi giao kết hợp đồng, để tránh gặp những rủi ro pháp lý các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức luật pháp cần thiết. Sau đây Luật sư sẽ tư vấn nội dung này.

Rủi ro khi giao kết thường đến từ những điều khoản nào?

Rủi ro khi giao kết thường đến từ những điều khoản nào?

Thông tin giao kết hợp đồng không rõ ràng

Theo quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự 2015, việc giải thích hợp đồng đối với thông tin không rõ ràng được thực hiện như sau:

  • Điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
  • Điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
  • Điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
  • Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
  • Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
  • Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

Nguyên tắc giải thích hợp đồng

Theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015,việc giải thích hợp đồng phải được căn cứ vào ba yếu tố theo thứ tự như sau:

  • Theo Khoản 5 Điều 404, trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng, thì ý chí chung của các bên sẽ được dùng để giải thích hợp đồng.
  • Thứ hai, giải thích hợp đồng dựa vào ngôn từ của hợp đồng

Dựa vào ngôn từ để giải thích hợp đồng thể hiện sự quan trọng trong việc sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp trong quá trình soạn thảo hợp đồng.

  • Thứ ba, giải thích hợp đồng dựa vào ý chí của từng bên và tập quán.

Khi không thể xác định được ý chí chung và ngôn từ sử dụng trong hợp đồng khó hiểu , chủ thể giải thích hợp đồng sẽ dựa vào ý chí của mỗi bên và tập quán để tìm ra cách hiểu hợp lý và công bằng nhất.

Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 404 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

Nguyên tắc này được xây dựng với mục đích nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích trong hợp đồng, đây là nguyên tắc giải thích có lợi cho bên yếu thế. Đối với nội dung nguyên tắc giải thích này, về cơ bản ta có thể hiểu , khi có dấu hiệu lợi dụng thế mạnh để đưa nội dung bất lợi vào hợp đồng, thì khi giải thích hợp đồng thẩm phán có quyền cân bằng lợi ích bằng việc giải thích theo hướng có lợi cho bên yếu thế .

>> Xem thêm: Tư Vấn Giao Kết Hợp Đồng Gia Công Thương Mại

Cơ chế chuyển giao quyền và rủi ro

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 việc chuyển giao quyền phải xác định rõ là các quyền yêu cầu, cụ thể được quy định tại Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận.
  • Khi chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu và không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
  • Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này. Kể cả trường hợp các bên đã thông báo nhưng do việc chuyển quyền mà phát sinh chi phí tăng lên đối với bên có nghĩa vụ thì cũng phát sinh nghĩa vụ thanh toán của bên chuyển quyền.

Pháp luật ưu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành không quy định, thì áp dụng theo quy định chung tại Bộ luật dân sự.

Cơ chế chuyển giao quyền và rủi ro

Cơ chế chuyển giao quyền và rủi ro

>> Xem thêm: Rủi Ro Khi Giao Kết Hợp Đồng Mua Nhà “Ba Chung”

Các thỏa thuận về vi phạm và miễn trừ trách nhiệm

Điểm e Khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ. Để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng, vừa hạn chế được việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận đó.

Do đó, một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành vi vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý. Bởi, nếu hành vi vi phạm là do lỗi cố ý thì sự vi phạm đó được coi là một vi phạm nặng và điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp

Nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng

Bộ luật Dân sự năm 2015 được xem là luật chung và có thể được áp dụng để điều chỉnh mọi loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng thương mại và các hợp đồng dân sự khác.

Trong trường hợp có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh một hợp đồng, xung đột giữa các văn bản này là điều khó tránh khỏi. Trong mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành, có hai nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật sau thường được xem xét áp dụng:

  • Đối với các văn bản pháp luật do cùng một cơ quan ban hành về cùng một vấn đề, văn bản được ban hành sau được ưu tiên áp dụng so với văn bản được ban hành trước
  • Luật chuyên ngành áp dụng cho các loại hợp đồng đặc thù được ưu tiên áp dụng so với Bộ luật Dân sự.

Nguyên tắc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Dựa vào phương thức giải quyết tranh chấp ta có thể xác định các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bao gồm:

  • Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải: Hòa giải viên
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Hội đồng trọng tài
  • Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tư pháp: Tòa án nhân dân.

Trọng tài có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể khi có thỏa thuận trọng tài. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.

Nguyên tắc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

Nguyên tắc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp

>> Xem thêm: Tư Vấn, Soạn Thảo, Đàm Phán Giao Kết Hợp Đồng Thương Mại

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về những điều khoản rủi ro khi giao kết hợp đồng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc liên quan đến đề này cần được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý trực tiếp vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cám ơn!

Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87