Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán

Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán là trường hợp sau khi kết kết hợp đồng vay tài sản, các con nợ không thể THANH TOÁN NỢ do vỡ nợ hoặc làm ăn thua lỗ. Như vậy hướng giải quyết tốt nhất theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của chủ nợ khi con nợ không có khả năng thanh toán nợ là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

con nợ mất khả năng thanh toán

Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán

Hợp đồng vay tài sản

Khái niệm

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Phân loại hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản được chia thành 2 loại: hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn.

Căn cứ Điều 469 BLDS 2015 quy định về hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:

  • Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.
  • Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và CÓ LÃI thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

Căn cứ Điều 470 BLDS 2015, hợp đồng vay có kỳ hạn được quy định như sau:

  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

>>> Xem thêm: Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tài Sản Giải Quyết Như Thế Nào?

Lãi suất của hợp đồng vay tài sản

Căn cứ Điều 468 BLDS 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận như sau:

  • Các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Nếu lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
  • Các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất là 10%/năm của khoản tiền vay.

lãi suất vay hợp đồng

Lãi suất của hợp đồng vay tài sản

Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán

Việc sau khi đến hạn trả lại tài sản vay nhưng bên vay (con nợ) không có khả năng trả nợ có thể được giải quyết như sau:

Thứ nhất, trường hợp hợp đồng vay tài sản có áp dụng biện pháp bảo đảm như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh,… thì khi đến hạn nhưng con nợ không trả nợ thì chủ nợ có quyền xử lý tài sản đảm bảo để thay thế cho việc trả nợ của con nợ (trừ nợ). Đối với trường hợp áp dụng biện pháp bảo lãnh thì chủ nợ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho con nợ.

Thứ hai, trường hợp hợp đồng vay không có đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo mà giá trị tài sản đảm bảo THẤP hơn khoản vay thì có thể được giải quyết như sau:

  • Nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015  lên Tòa án yêu cầu con nợ thực hiện nghĩa vụ trả khoản vay và trả lãi vay (nếu có thỏa thuận).
  • Đặc biệt, đối với con nợ là doanh nghiệp, hợp tác xã nếu không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã này.

Khi có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án; tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được xử lý để trả các chi phí và khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Ngoài ra, nếu con nợ có dấu hiệu tội phạm thì chủ nợ có thể nộp đơn tố cáo lên Tòa án Hình sự đối với hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; đồng thời, chủ nợ có thể trở thành nguyên đơn dân sự yêu cầu Tòa án buộc con nợ trả lại số nợ vay cho mình.

>>> Xem thêm: Tranh Chấp Hợp Đồng Vay Tài Sản Có Lãi Cao Tại Tòa

Các biện pháp nhằm tránh rủi ro khi cho vay

Nhằm tránh rủi ro như việc các con nợ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hay các tranh chấp về việc trả lãi cần áp dụng các biện pháp sau:

  1. Lập hợp đồng có công chứng, chứng thực.

Hiện nay, vì lý do tin tưởng nên khi cho vay tài sản chỉ giao kết bằng miệng, nhiều trường hợp người cho vay đã không thể đòi lại được tài sản vì không có chứng cứ về việc đã cho con nợ vay.

  1. Hợp đồng cần ghi đầy đủ, chi tiết thông tin về tài sản cho vay, mức lãi suất, thời hạn trả lại tài sản vay.
  2. Khi ký kết các hợp đồng vay tài sản, bên cho vay cần yêu cầu bên vay áp dụng các biện pháp đảm bảo như cầm cố, thế chấp tài sản để trong trường hợp bên vay không thể hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm để bù vào phần nghĩa vụ mà bên vay không thực hiện.

các biện pháp nhằm tránh rủi ro khi cho vay

Tránh rủi ro khi cho vay

>>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI LẠI TÀI SẢN QUA HỢP ĐỒNG VAY TIỀN

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng vay tài sản;
  • Tư vấn hướng giải quyết tối ưu nhất khi phát sinh tranh chấp từ hợp đồng vay tài sản;
  • Tư vấn thủ tục kiện đòi tài sản thông qua hợp đồng vay tài sản;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo hợp đồng vay tài sản nhằm loại bỏ rủi ro có thể gặp phải khi giao kết hợp đồng vay tài sản;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng liên quan đến hợp đồng vay tài sản.

Trên đây là bài viết tư vấn về hướng giải quyết khi con nợ không có khả năng thanh toán đối với hợp đồng vay tài sản. Nếu bạn đọc có thắc mắc thêm về các vấn đề liên quan đến thủ tục đòi nợ đối với hợp đồng vay tài sản, hãy liên hệ ngay LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG để hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Scores: 4.96 (51 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán

    • Dương Ngân - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87