Thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động là thủ tục vô cùng quan trọng nhằm đòi lại tiền khi bị lừa đi xuất khẩu lao động (XKLD). Bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động tức là khi người nhận tiền dù có khả năng đưa người khác đi xuất khẩu lao động, đã thu tiền đầy đủ và bạn đã nhiều lần yêu cầu người này trả tiền nhưng người này vẫn tiếp tục không trả thì có thể tiến hành TỐ CÁO tại cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục khởi kiện khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động
Mục Lục
- 1 Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- 1.1 Chủ thể
- 1.2 Khách thể
- 1.3 Mặt khách quan
- 1.4 Mặt chủ quan
- 2 Bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động thì khởi tố khi nào?
- 3 Thủ tục tố cáo về việc bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động tại cơ quan công an
- 4 Luật sư hình sự tham gia nhằm giải quyết vấn đề
Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
Chủ thể
- Người thực hiện hành vi phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Khách thể
- Hành vi của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của người khác;
Mặt khách quan
Hành vi:
- Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay vốn, mượn, thuê tài sản hoặc các loại hợp đồng khác;
- Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện các nghĩa vụ của mình như đã cam kết và sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả:
- Người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã chiếm đoạt được tài sản hoặc đã bỏ trốn hoặc không còn khả năng trả lại tài sản;
- Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.
Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý được thể hiện qua việc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó gây ra và mong muốn/không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra;
- Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Khung hình phạt cơ bản đối với tại lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và khung hình phạt cao nhất có thể là bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và các hình thức phạt bổ sung khác tại khoản 5 Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.
>> Xem thêm: Thủ Tục Tố Cáo Chủ Doanh Nghiệp Lừa Góp Vốn Đầu Tư Dự Án Bất Động Sản Ảo
Quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Xem thêm: Hướng dẫn xử lý khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động thì khởi tố khi nào?
Bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài phổ biến như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản,… là tình trạng thường gặp trong thời gian gần đây với đủ loại hình thức tinh vi.
Theo Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khởi tố việc bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động khi đã có đầy đủ dấu hiệu tội phạm.
Và việc xác định dấu hiệu tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa trên những căn cứ như: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.
Thủ tục tố cáo về việc bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động tại cơ quan công an
Nội dung đơn tố cáo
Hồ sơ cần thiết để tố cáo về việc bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động gồm:
- Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Đơn giải trình với công an
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
- Những chứng cứ có liên quan khác kèm theo hồ sơ (video, ghi âm, hình ảnh, sao kê ngân hàng…).
Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng như những đơn tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác và có một số nội dung chính sau:
- Quốc hiệu tiêu ngữ;
- Ngày tháng năm làm đơn;
- Tên đơn;
- Cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn;
- Người tố cáo, thông tin của người tố cáo;
- Nội dung tố cáo hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài;
- Yêu cầu của người tố cáo đối với nội dung tố cáo;
- Chứng cứ kèm theo nếu có;
- Người làm đơn ký tên.
>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo của công an
Để bảo vệ quyền lợi của mình, người bị hại làm đơn tố cáo kèm các hồ sơ như trên đến cơ quan công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để trình báo về vấn đề này.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin báo thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh và sẽ ra quyết định khởi tố/không khởi tố vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Nếu có tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn gải quyết sẽ kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Sau khi ra quyết định khởi tố, bạn sẽ được Tòa án sẽ giải quyết và ra bản án/quyết định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và giúp bạn có thể đòi nợ với người có hành vi lừa đảo, bị cáo khi đó sẽ có trách nhiệm phải trả nợ cho bạn.
Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo của công an
>> Xem thêm: Báo cáo tình hình cung ứng hoặc cho thuê lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Luật sư hình sự tham gia nhằm giải quyết vấn đề
Thủ tục khởi kiện khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nhằm đòi lại khoản tiền đã bị lừa cũng như tố cáo hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi lừa đảo được thực hiện bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự thông qua tổng đài trực tuyến 24/7 1900.63.63.87 hoặc quý khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
- Tư vấn về luật hình sự bằng văn bản nhanh, chi tiết, qua EMAIL:pmt@luatlongphan.vn
- Tư vấn luật hình sự “ONLINE” qua FACEBOOK: Fanpage Luật Long Phan
- Tư vấn luật qua ZALO: 63.63.87
Ngoài những hình thức hỗ trợ trực tuyến như trên, quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tư vấn về việc tố cáo khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động cũng như cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý về hình sự có thể đến trực tiếp một trong các địa chỉ sau:
- TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
- Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM
Công ty Luật Long Phan PMT đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Trên đây là bài viết trình bày thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động, nếu quý khách có bất kì vướng mắc pháp lý về thủ tục tố cáo cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ có thể liên hệ đến số tổng đài 1900.63.63.87 để được gặp luật sư giải đáp thắc mắc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.