Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn lừa đảo phổ biến, diễn ra trong đời sống xã hội. Phạm luật Việt Nam quy định cụ thể về về việc xác định tội danh và định khung hình phạt rõ ràng cho loại tội phạm này. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến quý bạn đọc.
Mục Lục
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?
Là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản dù có khả năng, điều kiện trả lại tài sản nhưng cố tình không trả hoặc đã sử dụng tài sản đó bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Trị giá tài sản để cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản và một số tội theo quy định của pháp luật chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình của họ được quy định tại (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Chủ thể
Người thực hiện hành vi phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi từ 16 tuổi trở lên theo quy định tại (Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Khách thể
- Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản cũng giống như lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu (tài sản) của người khác.
- Trong trường hợp nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích (lúc này xâm phạm đến quan hệ nhân thân).
Khách quan
Mặt khách quan tội phạm bao gồm hành vi và hậu quả.
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
- Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác.
- Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thông thường là người vay mượn sau khi nhận được tài sản đã ghi số lượng tài sản ít đi, sửa chữa nghĩa vụ thanh toán trong giấy tờ giao kết hoặc lập ra các tài liệu chứng từ không,… về sử dụng tài sản.
Hậu quả là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản hoặc đã bỏ trốn hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.
Chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có lỗi cố ý và mục đích
- Lỗi cố ý ở đây được xác định là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả/không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Mục đích của hành vi là chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Khung hình phạt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định tại (khoản 1 Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ngoài khung hình phạt cơ bản là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thì các dấu hiệu định khung tăng nặng còn được quy định tại các khoản của Điều 175, cụ thể như sau:
Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho những trường hợp phạm tội khi thuộc một trong các tình tiết sau:
- Có tổ chức
- Có tính chuyên nghiệp
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tái phạm nguy hiểm
Khung tăng nặng hình phạt thứ hai có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung tặng nặng thứ ba có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên
Hình phạt bổ sung là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>> Xem thêm: Người trộm cắp tài sản trốn khỏi nơi cư trú xử lý thế nào?
Cách xử lý hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, khi nhận thấy một người có những dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần tố cáo hành vi của người phạm tội bằng cách gửi đơn tố cáo đến Cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung đơn tố cáo
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Tên đơn (Đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
- Tên cơ quan tiếp nhận đơn (Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện)
- Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người tố cáo
- Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại (nếu có) của người bị tố cáo
- Trình bày nội dung sự việc (các dấu hiệu của người bị tố cáo có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại (Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
- Yêu cầu cơ quan công an giải quyết
- Bằng chứng kèm theo để cơ quan công an xác minh, điều tra (hình ảnh, hợp đồng, file ghi âm, giấy tờ vay mượn,…)
- Người tố cáo ký tên và ghi rõ họ tên.
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC) thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:
- Cơ quan điều tra
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Viện kiểm sát các cấp
- Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Đồng thời theo (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015) quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền giải quyết hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người tố cáo.
Trên đây là bài viết về cách xử lý tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu quý bạn đọc đang gặp phải trường hợp này và cần được tư vấn pháp luật về cách xử lý hoặc cần luật sư bào chữa về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, quý bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Em muốn hỏi về việc đóng trễ Ngân Hàng quá 2 tháng và nhận được tin nhắn gởi lên phòng Pháp Lý , gọi điện em không dám bắt máy . Nhưng hiện tại tình hình dịch và em đang tìm việc chưa thể đóng . Thì em sẽ bị gì vậy ạ ? Mong bên phía Luật Sư giải đáp giúp em ạ . E xin cảm ơn .
Kính chào Ánh Hồng,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Đối với trường hợp chậm đóng tiền ngân hàng thì ngân hàng sẽ liệt khoản vay của bạn vào dạng nợ xấu và áp dụng các quy định để giải quyết khoản vay của bạn. Sau này, việc bạn vay tiền ngân hàng sẽ rất khó khăn và có thể không được duyệt vay nữa
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
Luật sư cho hỏi thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội danh lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là trong bao lâu lể từ khi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy cứu ( hoặc truy nã ). Trong trường hợp vay tín chấp, đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, không có khả năng thanh toán, ngân hàng không còn liên lạc được. Cụ thể các bước truy tố sẽ như thế nào. XIn cảm ơn
Kính chào bạn Phúc,
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài ra, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, chứ không tính từ ngày ra quyết định truy nã. Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là tội phạm ít nghiêm trọng do đó thời hiệu tru cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm. theo đó, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tùy vào từng sự việc cụ thể mà có thể xin thêm thời hạn điều tra một lần nhưng không quá 02 tháng. Khi hết thời hạn điều tra.
Trường hợp, người đó bỏ trốn, không còn liên lại được mà cơ quan chức năng đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả và có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu, thì có thể tiến hành thủ tục truy nã. Tại điểm a khoản 1 Điều 229 BLTTHS năm 2015 quy định: Tạm đình chỉ trong giai đoạn điều tra Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Do đó, trong trường hợp sau khi đã tiến hành truy nã tội phạm nhưng không tìm được va đã hết thời hạn điều tra, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm đình vụ án.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
Trân Trong!
Xin hỏi 1 vẫn đề : Em tìm hiểu trên face thì có hỗ trợ vay bạn ấy hẹn em ra làm hồ sơ sang xong bạn ấy mượn sim e để nhận thông tin và bạn ấy tự lấy thông tin của e để làm một tài khoản ngân hàng sau đó khoản vay được chấp nhận và giải ngân nhưng e ko nhận dk tiền liên lạc thì thuê bao vậy cho e hỏi cái này có phải lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ko ak , làm đơn kiện như thế nào và gửi đơn ở đâu ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Xin luật sư tư vấn giúp em vấn đề này ạ. Tháng 10/2019 e có ủy quyền cho một người quen đi làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mang tên e và có kèm theo 30.000.000 để nộp lệ phí cho nhà nước, tuy nhiên người quen đó không thực hiện theo giấy ủy quyền mà đem giấy chứng nhận đi cầm cố bên ngoài, e đã liên hệ và gặp mặt nhiều lần nhưng không nhận lại được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình. Vậy cho hỏi e nên làm thế nào để có thể lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số tiền trên, e đã có ghi âm cuộc nói chuyện với người đó về vấn đề cầm cố, và hẹn hai tháng sau sẽ trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bằng giấy cam kết do chính người đó viết. Rất mong luật sư tư vấn
Chào bạn,
Trường hợp này, chúng tôi kiến nghị bạn trực tiếp đến văn phòng luật sư để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
Trân trọng!
Luật sư cho cháu hỏi đợt vừa rùi cháu đi giao hàng cháu có cầm 27 triệu 400n.cháu đã ăn tiêu hết bh cháu ko chi trả dc và cháu đã khất người ta thế nhưng người ta ko nghe.bh cháu đang định tìm cách chốn.thì liệu cháu có bị truy nã về tội chiếm đoạt tài sản ko a.
Chào bạn Cường,
theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội tham ô:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
vì số tiền bạn chiếm đoạt dưới 100tr do đó, nếu không thuộc hai trường hợp nói trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!
3 tháng trước e có nhờ 1 người bạn mang điện thoại của mình đi cầm cố.mấy hôm sau e đưa tiền cho bạn ý đi chuộc lại điện thoại.nhưng từ ngày ấy đến bây giờ đã hơn 3 tháng mà bạn ý chưa trả lại điện thoại cũng như tiền.e gọi điện hay nhắn tin thì bạn ấy hẹn nhiều lần trả mà không trả .giờ thì chặn luôn liên lạc.điện thoại em vừa mua trả góp giá 7 triệu đồng.mà giờ e chỉ có những tin nhắn của bạn ý xin khất và hẹn ngày trả thôi.luật sư cho e hỏi trường hợp như e có được làm đơn tố cao hay trình báo lên công an xã không ạ. Nếu được thì phải làm như thế nào.kính mong luật sư giải đáp cho e ạ.e xin cảm ơn
Chào bạn,
trường hợp này, người này có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình, khi nhận thấy một người có những dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần tố cáo hành vi của người phạm tội bằng cách gửi đơn tố cáo đến Cơ quan có thẩm quyền.
1. Nội dung đơn tố cáo
-Ngày, tháng, năm làm đơn
-Tên đơn (Đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
-Tên cơ quan tiếp nhận đơn (Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện)
-Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại của người tố cáo
-Họ tên, nơi cư trú, số điện thoại (nếu có) của người bị tố cáo
-Trình bày nội dung sự việc (các dấu hiệu của người bị tố cáo có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại (Điều 175 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
-Yêu cầu cơ quan công an giải quyết
-Bằng chứng kèm theo để cơ quan công an xác minh, điều tra (hình ảnh, hợp đồng, file ghi âm, giấy tờ vay mượn,…)
-Người tố cáo ký tên và ghi rõ họ tên.
theo đó bạn có thể nộp đơn tố cáo đến Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Trân trọng!
Truong hop nguoi pham toi lam dung tin nhiem chiem doat tai san 300trieu dong,da khac phuc hau qua la tra het 300trieu dong tren va co don xin mien giam cua bi hai thi bi xu ly nhu the nao a?
Chào bạn,
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản là 300 triệu thuộc khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 với mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Tuy nhiên, “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Mặt khác, theo quy định tại điểm 5 mục I Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao và điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì “Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản” cũng được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp của bạn, việc người phạm tội đã khắc phục hậu quả và đơn xin giảm nhẹ hình phạt bị hại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Xin chào luật sư, em muốn hỏi là 2 tháng trước e có cho bạn mượn mọt chiếc xe, đến nay e có đi đến nhà nhưng không gặp, gọi điện k được và cũng được biết là bạn đã mang xe đi cầm ạ, hôm nay e có lên công an xã nhưng họ k giải quyết vì họ bảo đây k phải là tội phạm hình sự và bảo e về tìm cách liên lạc với bạn đấy tự giải quyết với nhau ạ, e nên làm ntn để công an vào cuộc và lấy lại được tài sản của mình, mong luật sư tư vấn giúp e với ạ.e cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Tôi cần tư vấn về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, và mức án theo như tình tiết của tôi
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Em chơi với ban gần 20 năm nay gia đình hai bên coi nhau như anh em , con cháu trong nhà . Em có cho bạn vay tiền mà ko vết giấy tờ gì . Chỉ chuyển khoản . Bạn vay em nhiều lần với nhiều lý do khác nhau . Giờ em cần tiền đòi bạn thì sau nhiềi lần hẹn rồi thất hen bạn em ko trả cho em mà vòn nói số tiền đó bạn em chi tiêu cá nhân hết . Giờ em phải làm sao để bạn em trậi cho em và bạn em có phạm tội lợi ko ạ .
Chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Alo cho mình hỏi .mình cầm tiền mua hàng của khách số tiền 170.000triệu .sau khi mua hàng mình đã bán hàng lấy số tiền đấy đi trả nợ và tiêu sài cá nhận bây giờ trả nợ cho chủ nợ .chủ nợ cũng đồng ý rút đơn thì có bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Gia đình tôi cho gia đình A ở nhờ trên mãnh vườn . Sau nhiều năm đòi lại gia đình ông A vẫn không trả cố tình dây dựa sau đó không hiểu tại sau họ làm được sổ đỏ. Trường hợp trên tôi có thể làm đơn tố cáo ông A vi phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không? Hay tôi phải làm sau nhờ luật sư tư vấn giúp.( giấy tờ thửa đất trên tôi chỉ có sổ mục kê và bản đồ đo vẽ năm 1960 tên ông nội và giấy xác nhận của địa Chính)
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Chào luật sư,
Hiện tại em có giao dịch với số tiền > 500tr thông qua ví điện tử nhưng giao dịch thất bại và ví vẫn lằn nhằng trong việc hoàn trả số tiền này vào tài khoản ngân hàng của em và đang đổ lỗi cho phía ngân hàng xử lý lâu. Như vậy có được khép vào hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ạ? Trong khoảng thời gian bao lâu thì mình có thể khiếu nại lên các cơ quản có thẩm quyền để làm việc ạ? Em có yêu cầu xem chứng từ bên ví làm việc với bên ngân hàng mà không có chỉ nhận được phản hồi sẽ cố gắng từ đơn vị chủ quản của ví điện tử.