Mẫu đơn phản tố trong vụ án dân sự được sử dụng khi bị đơn muốn đưa ra yêu cầu lại đối với nguyên đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả biểu mẫu và một số thông tin pháp lý có liên quan.
Mục Lục
Nội dung đơn phản tố vụ án dân sự
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án nhân dân tiếp nhận và xử lý đơn;
- Họ và tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, số fax, email… của người phản tố (bị đơn) và người bị phản tố (nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan);
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị phản tố;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố.
>>> Xem thêm: Quyền yêu cầu phản tố
Cách viết đơn khởi tố dân sự
- Ở phần “Kính gửi” ghi rõ tên Tòa án đã gửi thông báo về việc đã thụ lý vụ án;
- Ở phần “Người phản tố” phải ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là bị đơn trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, người khởi kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ai;
- Ở phần “Nội dung phản tố” nên trình bày vắn tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp;
- Ở phần “Yêu cầu phản tố” phải nêu rõ ràng, cụ thể để Tòa án có căn cứ xem xét chấp nhận yêu cầu phản tố;
- Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người phản tố.
>>> Xem thêm: Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự
Mẫu đơn phản tố mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày … tháng … năm ……
ĐƠN PHẢN TỐ
Kính gửi: …………………………………………………………………………..
- Người phản tố:
Họ và tên:………………………………………………………………………………..
Sinh năm: ….…………………………………………………………………………….
CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: CA ………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………… Fax: ………………………. Email: ……….…………….
Là bị đơn trong vụ án ………………. thụ lý ngày …/…/……. theo quyết định số ……………… với nguyên đơn là ông/bà …………………………. Vụ án này hiện đang được Quý Tòa thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
- Người bị phản tố :
Họ và tên:………………………………………………………………………………..
Sinh năm: ….…………………………………………………………………………….
CMND/CCCD số : …………..…. Cấp ngày: …/…./…… Nơi cấp: CA ………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: ……………… Fax: ………………………. Email: ……….…………….
Bằng Đơn phản tố này, tôi yêu cầu Quý Tòa án xem xét, giải quyết những vấn đề sau đối với yêu cầu khởi kiện của người bị phản tố (Người khởi kiện):
NỘI DUNG PHẢN TỐ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
YÊU CẦU PHẢN TỐ
Thông qua những gì tôi đã trình bày ở trên, căn cứ theo quy định tại …………………, tôi đề nghị Quý Tòa án xem xét giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, …………………………………………………………………………………
Thứ hai, …………………………………………………………………………
Thứ ba, ………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình. Trân trọng cảm ơn.
Danh mục tài liệu, chúng cứ kèm theo:
- …………………………………………………………………………………….
- ……………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………
Người phản tố
(Ký, ghi rõ họ tên)
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN PHẢN TỐ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰThủ tục phản tố
Cơ sở chấp nhận yêu cầu phản tố
Khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự ( BLTTDS) 2015 quy định yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ được chấp nhận khi:
- Yêu cầu phản tố nhằm bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì quá trình giải quyết giải quyết sẽ nhanh và chính xác hơn.
Thời hạn phản tố
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu phản tố.
Bị đơn được phép đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thủ tục xử lý yêu cầu phản tố của bị đơn được thực hiện tương tự như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
>>> Xem thêm: Thời hạn để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố
Lưu ý, nếu yêu cầu phản tố của bị đơn không được Tòa án chấp nhận giải quyết, xét xử trong cùng một vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện tại vụ án khác theo quy định tại khoản 6 Điều 172 BLTTDS 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn về yêu cầu phản tố của đượng sự trong vụ án dân sự. Nếu quý khách hàng gặp phải vướng mắc trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900633716 để được tư vấn luật dân sự. Xin cảm ơn.
Tư vấn cách làm đơn phản tố dân sự
Chào bạn,
chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn và sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể.
Trân trọng!