Trường hợp nào người bị tạm giam sẽ được bảo lĩnh?

Bảo lĩnh cho người bị tạm giam là biện pháp thay thế cho tạm giam giúp cho người bị tạm giam được tại ngoại chờ xét xử. Tuy nhiên, người bị tạm giam muốn được bảo lĩnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo lĩnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Bài viết của chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này.

Bị tạm giam vẫn có thể được bảo lãnh ra ngoài
Bị tạm giam vẫn có thể được bảo lĩnh ra ngoài

Quy định chung về bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Khái niệm tạm giam theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tạm giam là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng nhằm bảo đảm một trong các mục đích sau:

  • Kịp thời ngăn chặn tội phạm;  
  • Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;  
  • Để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Quy định về bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Bảo lĩnh cho “người bị tạm giam” là một trong số các biện pháp ngăn chặn để thay thế tạm giam bên cạnh biện pháp đặt tiền để bảo đảm.

>> Xem thêm: Thủ Tục Bảo Lĩnh Trong Tố Tụng Hình Sự

Theo khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của người bị tạm giam, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

Điều kiện để bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để được bảo lãnh
Phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để được bảo lĩnh

Điều kiện đối với bị can, bị cáo được bảo lĩnh

Để được bảo lĩnh, người bị tạm giam được xem xét trên hai yếu tố:

  • Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị can, bị cáo gây ra;
  • Nhân thân của bị can, bị cáo.

Điều kiện đối với người nhận bảo lĩnh

Đối với cá nhân nhận bảo lĩnh (người bảo lĩnh) cần đáp ứng các điều kiện theo Khoan 2 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

  • Người đủ 18 tuổi trở lên;
  • Nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
  • Thu nhập ổn định;
  • Là người thân của bị can, bị cáo: có điều kiện quản lí bị can, bị cáo;
  • Ít nhất phải có 02 người;
  • Phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Đối với tổ chức:

  • Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
  • Người bị tạm giam là người của cơ quan tổ chức.

>>> Xem thêm: Bảo lĩnh cho bị can, bị cáo được tại ngoại trong trường hợp nào?

Mẫu đơn xin cam đoan việc bảo lĩnh

Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải lập văn bản theo mẫu đơn xin cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
  • Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;
  • Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh có trách nhiệm cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ này. Trong trường hợp vi phạm, bị can, bị cáo sẽ bị tạm giam.

Thủ tục bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Mẫu đơn xin bảo lãnh cho người bị tạm giam
Mẫu đơn xin bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh

Thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh thuộc về những người được quy định ở khoản 1 Điều 113, Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình tố tụng thì thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh cho người đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ thuộc về chủ thế khác nhau.

Thời hạn bảo lĩnh

Theo Khoản 5 Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì:

  • hời hạn bảo lĩnh cho người bị tạm giam không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Thủ tục bảo lĩnh cho người bị tạm giam

Người bảo lĩnh phải thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP để tiến hành bảo lĩnh cho người bị tạm giam:

  • Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định bảo lĩnh cho người bị tạm giam: Nếu là cá nhân thì đơn xin phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc; còn là tổ chức thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức;
  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định triệu tập;
  • Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như tạm giam, tạm giữ.

>>> Xem thêm: Các trường hợp không được tại ngoại

Bài viết này của chúng tôi tư vấn về vấn đề bảo lĩnh cho người bị tạm giam. Nếu quý bạn đọc có bất kì thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan cần tư vấn luật hình sự và các thu tục liên quan xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 của Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Trường hợp nào người bị tạm giam sẽ được bảo lĩnh?

  1. Le thi huyen vi says:

    Lam on giup e .cong an toi kiem tra giay to va tam tru tam nhung ban e chi co giay cmnd ko co DK tam tru.co vo sg tham ban.kiem tra ko co tam tru nen bi dua len don cong an de lam viec.khi thu nuoc tieu thi ban e co su dung da.nen da dua di nhi xuan.ban e chi moi tap tanh choi thu va bi bat dua di nhu vay la lan dau tien.vay khi len nhi xuan gia dinh co the bao lanh ve duoc ko. Lam on giup e

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
      Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
      “…
      4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.
      …”
      Điều 96 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
      “ 1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
      Xem thêm: Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức ngành giáo dục tại Hà Nội
      2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
      a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
      b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
      c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
      Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong trường hợp của người bạn của bạn, thì hoàn toàn được bảo lãnh cho bạn ấy về địa phương để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính trên. Chi phí bảo lãnh thì bạn nên đến hỏi trực tiếp cơ quan công an đang tạm giữ.
      Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87