Trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định như thế nào? Tiến hành ra sao? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều cá nhân tổ chức quan tâm khi mà hoạt động thương mại diễn ra qua hình thức này ngày càng sôi nổi và trở nên phổ biến. Hãy cùng Luật sư dân sự tìm hiểu thêm quy định pháp luật về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
Trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
>>>Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa qua mạng
Mục Lục
Đăng ký tham gia với tư cách là thành viên
Căn cứ theo Khoản 19 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì các thương nhân muốn hoạt động qua Sở giao dịch hàng hòa trước hết phải tiến hành đăng ký thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, phải là thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới.
Điều kiện xét duyệt
- Đối với thành viên môi giới thì phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 19 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, theo đó:
- Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Vốn pháp định từ năm tỷ đồng trở lên.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
- Đối với thành viên kinh doanh thì phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 21 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP, theo đó:
- Phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
- Vốn pháp định từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên
- Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
Thẩm quyền xét duyệt
Đăng ký tham gia với tư cách thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
- Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.
- Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa sẽ xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân.
- Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.
- Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định, Bộ Công Thương có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó. Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này.
>>>Xem thêm: Tư vấn khởi kiện trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Thực hiện ký quỹ
Sau khi đã trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa thì thành viên phải thực hiện việc ký quỹ, mức ký quỹ sẽ do Sở giao dịch hàng hóa quy định.
- Đối với thành viên kinh doanh thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 23 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì phải thực hiện ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
- Đối với thành viên môi giới thì theo Khoản 3 Điều 69 Luật thương mại 2005 thì thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá.
Tiến hành giao kết hợp đồng
Tiến hành giao kết hợp đồng
- Theo Điều 35 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ bằng lệnh giao dịch.
- Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, đóng vai trò là bên trung gian cho các bên tiến hành giao kết hợp đồng, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá tại Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
- Đối với Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước và lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước Điều 37 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
- Sau đó, kết quả giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa sẽ được công bố, khi đó sẽ biết được rằng ai đã khớp lệnh và trở thành một bên của giao dịch, nội dung khớp lệnh sẽ bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác.
>>>Xem thêm: Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng
Thực hiện hợp đồng
Phương thức thực hiện hợp đồng
- Theo Điều 40 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng. Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
- Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo một trong các phương thức là giao dịch hợp đồng kỳ hạn hoặc giao dịch hợp đồng quyền chọn (Khoản 3 Điều 41 Nghị định 158/2006/NĐ-CP).
- Trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua hoặc giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.
Thanh toán bù trừ
- Theo Khoản 10 Điều 2 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.
- Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.
Giao nhận hàng hóa
- Việc giao nhận hàng hoá của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do Sở Giao dịch hàng hóa thông báo (Điều 43 Nghị định 158/2006/NĐ-CP)
Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn vấn đề liên quan đến Trình tự, thủ tục mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì đừng ngần ngại liên hệ với TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khac nhau. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.