Tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản đang là vấn đề đáng chú ý hiện nay. Tham ô tài sản được xác định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý và loại hình tội phạm này diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cũng như dịch vụ tư vấn khung hình phạt về tội tham ô tài sản.

Tội tham ô tài sản bị xử lý như thế nào?Tội tham ô tài sản bị xử lý như thế nào?

Tội tham ô tài sản là gì?

Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (Điều 12, Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017) với lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Cấu thành tội phạm của Tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật hình sự

Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội tham ô tài sản

  • Người phạm tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 Bộ luật hình sự).
  • Đối với tội tham ô tài sản thì còn có một loại chủ thể đặc biệt: Đây là người không có chức vụ quyền hạn nhưng được người có chức vụ quyền giao nhiệm vụ, tiếp xúc trực tiếp với tài sản và hành vi chiếm đoạt tài sản diễn ra khi không có sự có mặt của người có chức vụ quyền hạn.

Các dấu hiệu về khách thể của tội tham ô tài sản

  • Là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
  • Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Đối với tội tham ô tài sản, các dấu hiệu thuộc mặt khác quan cũng là những dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội cũng như để phân biệt tội tham ô tài sản với các tội phạm khác.

Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.
  • Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản thì mới bị coi là tham ô tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là tham ô tài sản.
  • Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội tham ô hoàn toàn tương tự như thủ đoạn của người phạm tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…như: lén lút, công khai, gian dối, bội tín… Cũng chính vì đặc điểm này mà tội tham ô tài sản được coi là trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm quản lý tài sản.

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự); không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sảnMặt chủ quan của tội tham ô tài sản

Quy định về tội tham ô tài sản theo quy định Bộ luật Hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

  • Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, cụ thể: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội một trong số trường hợp sau đây: Có tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; Phạm tội 02 lần trở lên; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  • Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Mức phạt với công chức tham ô tài sản

Theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức có hành vi tham ô tài sản sẽ phải chịu các hình thức xử lý như sau:

  1. Xử lý kỷ luật:

Căn cứ Nghị định 34/2011/NĐ-CP, công chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

  • Khiển trách nếu có vi phạm;
  • Cảnh cáo, Hạ bậc lương nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng;
  • Giáng chức, Cách chức nếu vi phạm ở mức độ rất nghiêm trọng;
  • Buộc thôi việc nếu vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.
  1. Xử phạt hành chính:

Căn cứ  Điều 11 Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
  • Buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

3. Xử lý hình sự:

Theo Điều 353 Bộ Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, mức phạt đối với người tham ô tài sản từ 02 năm tù đến tử hình, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

>>> Xem thêm: Khung hình phạt của tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế có tình tiết giảm nhẹ 

Mức xử phạt đối với công chức tham ô tài sảnMức xử phạt đối với công chức tham ô tài sản

Luật sư tư vấn về tội tham ô tài sản

  • Tham gia tố tụng các vụ án Hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử;
  • Tiếp nhận dịch vụ và cử luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án Hình sự;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại trong giai đoạn xác minh điều tra;
  • Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, tạm giam;
  • Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong vụ án hình sự;
  • Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác về Hình sự theo quy định pháp luật;

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những đặc điểm pháp lý và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của Tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần tư vấn luật hình sự cụ thể, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 hoặc Luật sư hình sự để được hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87