Tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường là việc CÁ NHÂN cáo báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi gây ô nhiễm môi trường của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn biện pháp để tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường nhằm góp phần giảm thiểu vấn đề nhức nhối này.
Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
>>> Xem thêm: Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Khi Gây Ô Nhiễm Môi Trường
Mục Lục
Hành vi gây ô nhiễm môi trường
Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về khái niệm ô nhiễm môi trường như sau:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Hình thức tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường
Theo điều 19 Luật Tố cáo năm 2018 về các hình thức tố cáo, pháp luật có quy định như sau:
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Chủ thể có thẩm quyền tố cáo hành vi gây nhiễm môi trường
Theo khoản 2 điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về tố cáo về hành vi gây ô nhiễm môi trường như sau:
Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Theo điều 41 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, pháp luật quy định như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
- Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
- Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
Nội dung đơn tố cáo và các tài liệu kèm theo.
Nội dung đơn tố cáo
Theo điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì tùy vào hình thức tố cáo sẽ có nội dung tố cáo khác nhau
- Tố cáo được thực hiện bằng đơn: trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì đơn tố cáo còn phải ghi rõ:
- Họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo;
- Họ tên của người đại diện cho những người tố cáo;
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
- Người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
- Người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Nếu có các thông tin về người gây ra hành vi ô nhiễm môi trường, cần đưa ra các nội dung sau về người bị khiếu nại:
- Họ và tên cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường;
- Địa chỉ làm việc, cư trú, trụ sở (nếu có)
- Số điện thoại liên lạc.….
Các tài liệu kèm theo
Cần có các tài liệu cụ thể kèm theo để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao:
- Văn bản kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
- Các văn bản lấy ý kiến của người dân trong khu vực ô nhiễm;
- Biên bản ghi lại các cuộc họp giải quyết ô nhiễm của các bên;
- Hình ảnh, video chụp, quay lại hành vi gây ô nhiễm;
- Tài kiêu chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường,…..
>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Trên đây là bài viết của chúng tôi về hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường. Nếu bạn đọc có thắc mắc về việc viết đơn tố cáo hành vi gây ôn nhiễm môi trường hay nội dung đơn tố cáo vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH chi tiết và chính xác. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.