Thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm những điều không được làm?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Do đó, phải gương mẫu chấp hành nghiêm những quy định của Đảng về những điều không được làm. Vậy, nếu Đảng viên vi phạm thì thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm những điều không được làm như thế nào? Bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu được các vấn đề liên quan. 

Thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm những điều không được làm

Thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm những điều không được làm

>> Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo Đảng viên vi phạm

Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Căn cứ theo Quy định 37-QĐ/TW 2021 Quy định về những điều Đảng viên không được làm thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định như sau:

  • Giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định này và giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
  • Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định và định kỳ hằng năm báo cáo với cấp ủy cấp trên tình hình thực hiện Quy định qua Ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp trên.
  • Trong quá trình thực hiện có vấn đề thấy cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

Theo đó, quy định tại Quyết định 22-QĐ/TW 2021 thì:

  • Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp. Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách. Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
  • Trường hợp đảng viên là cấp ủy viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo được thực hiện như đang đương chức.
  • Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

Người tố cáo có các quyền sau đây:

  • Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
  • Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
  • Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
  • Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
  • đ) Rút tố cáo;
  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
  • Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

  • Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
  • Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
  • Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
  • Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Quyền và nghĩa vụ của các bên

>> Xem thêm: Trình tự giải quyết đơn tố cáo

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

  • Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
  • Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
  • Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
  • Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
  • Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
  • Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

  • Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
  • Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
  • Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Các đơn tố cáo không được giải quyết

  • Đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định) xem xét, kết luận, nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc;
  • Đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh;
  • Đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng;
  • Đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên;
  • Đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục giải quyết tố cáo Đảng viên vi phạm

Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018 và Quyết định 22-QĐ/TW 2021 thì thủ tục giải quyết tố cáo Đảng viên vi phạm được quy định như sau:

Bước 1: Thụ lý tố cáo

  • Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý khi có đủ các điều kiện tại Khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018.
  • Khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.
  • Thời hạn giải quyết tố cáo: Chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến).
  • Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết. Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp.
  • Trường hợp tố cáo có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, ủy ban kiểm tra báo cáo cấp ủy cùng cấp chỉ đạo phối hợp giải quyết.
  • Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó, trừ trường hợp có căn cứ xác định người tố cáo bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

  • Xác minh về thông tin người bị tố cáo
  • Xác minh nội dung tố cáo phải giải quyết đối với Đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
  • Những nội dung tố cáo mà ủy ban kiểm tra chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp ủy hoặc phối hợp hay yêu cầu tổ chức đảng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

  • Xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật
  • Biện pháp xử lý
  • Chậm nhất 5 ngày làm việc người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo và cơ quan cấp trên người bị tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất 7 ngày làm việc:

  • Nếu người bị tố cáo không vi phạm pháp luật: khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật
  • Nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật: áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục tố cáo Đảng viên vi phạm những điều không được làm. Nếu bạn còn các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ Luật sư Hành chính để tham khảo một các chi tiết và kịp thời. Theo đó, bạn còn có thể liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Scores: 4.9 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87