Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài đang ngày càng phổ biến bởi những năm gần đây Việt Nam bước vào xu thế hội nhập. Để nắm rõ quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp/ công ty liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam cũng như hồ sơ cần thiết để chuẩn bị mở công ty, bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết.
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?
Mục Lục
Hồ sơ thành lập công ty liên doanh
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
- Dự thảo điều lệ công ty
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đối với loại hình doanh nghiệp cần có vốn pháp định theo quy định của pháp luật, cần có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
- Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường.
Cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật Đầu tư 2020; Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
2. Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
3. Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: kết quả là thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: kết quả là nhận được Giấy chứng nhận đầu tư.
- Sau đó, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh. Sau đó, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ xem xét và cấp giấy phép cho doanh nghiệp sau 3 – 5 ngày làm việc. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ và sai sót, sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời doanh nghiệp lý do thông qua văn bản.
4. Bước 4: Nhà đầu tư tiến hành các thủ tục khác sau khi thành lập công ty liên doanh
- Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin
- Khắc con dấu doanh nghiệp và công khai mẫu dấu
- Mua chữ ký số điện tử
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty và báo số tài khoản lên Sở Kế hoạch và đầu tư
- Treo bảng hiệu công ty và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn
- Kê khai và đóng thuế môn bài
- Tiến hành góp vốn vào công ty liên doanh
Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020
Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Dịch vụ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
- Tư vấn cho khách hàng về điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
- Tư vấn hồ sơ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
- Tư vấn thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
- Tư vấn cho nhà đầu tư các quy định pháp luật liên quan đến công ty liên doanh
- Soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, mở công ty liên doanh
- Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty liên doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
- Hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ khi cần thiết
- Theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở kế hoạch và đầu tư
- Tư vấn những thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Trên đây là những vấn đề pháp lý cần quan tâm khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Việc kinh doanh hợp tác với các đối tác nước ngoài vừa là lợi thế cũng như là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp cho quý bạn đọc có được những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề này. Hãy liên hệ ngay với luật sư doanh nghiệp qua tổng đài 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
>>> Có thể bạn quan tâm
- Mẫu Thông Báo Thay Đổi Nội Dung Đăng Ký Doanh Nghiệp
- Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân
- Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Cần Những Gì?
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.