6

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh bao lâu?

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm khi cần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có một thời hạn cụ thể nào bắt buộc người bị hại phải đi giám định. Tuy nhiên, việc tiến hành thủ tục này càng sớm càng tốt là yếu tố then chốt để đảm bảo kết quả giám định chính xác, giữ lại bằng chứng pháp lý quan trọng. Kết luận về tỷ lệ thương tật không chỉ là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự mà còn là cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tinh thần cho nạn nhân.

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu?
Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh là bao lâu?

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh bao lâu là tốt?

Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh không được pháp luật quy định. Theo đó, người bị thương có quyền yêu cầu giám định khi cần thiết và không bị hạn chế vì lý do thời gian. Tuy nhiên, người bị thương cần lưu ý về thời hạn và trường hợp bắt buộc giám định. Việc đảm bảo thời hạn giám định sẽ giúp kết quả giám định chính xác với thực tế vết thương. Nhiều người sau khi bị hành hung thường chậm trễ trong việc giám định thương tích, dẫn đến việc mất chứng cứ. Vì vậy, người bị đánh nên sớm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định khi bị đánh.

Thời hạn giám định và yêu cầu giám định vết thương

Căn cứ khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) trường hợp cần xác định thương tật, mức độ tổn thương sức khỏe hoặc khả năng lao động là trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Thời gian giám định là không quá 9 ngày đối với trường hợp nêu trên.  

Căn cứ khoản 1 Điều 207 BLTTHS thì đương sự hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền lợi hợp pháp của họ. Trừ trường hợp giám định để xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. 

Trình tự thủ tục giám định thương tích sau khi bị đánh

Sau khi xảy ra hành vi cố ý gây thương tích, việc giám định tỷ lệ thương tật là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan chức năng xử lý vụ việc và đảm bảo quyền lợi cho người bị hại. Vậy, trình tự thủ tục giám định vết thương sau khi bị đánh được pháp luật quy định như thế nào? Quy trình này bao gồm các bước cốt lõi từ việc nộp đơn yêu cầu, chờ cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, tiến hành giám định cho đến khi nhận được kết luận cuối cùng.

Yêu cầu giám định

Người yêu cầu nộp đơn đề nghị trưng cầu giám định đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án. Kèm theo đơn cùng một số tài liệu như:

  • Căn cước công dân của đối tượng cần giám định. 
  • Hồ sơ bệnh án về vết thương của đối tượng cần giám định. 

Ban hành quyết định trưng cầu giám định

Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định khi:

  • Hết thời hạn xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. 
  • Hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 

Cơ sở pháp lý: Điều 207 BLTTHS.

Tiến hành giám định

Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định do cá nhân hoặc do tập thể thực hiện.

Cơ sở pháp lý: Điều 209 BLTTHS. 

Thông báo kết luận giám định

Trong thời gian 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, cơ quan tổ chức giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định. 

Trong 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu phải gửi kết quả cho Viện kiểm sát. 

Để là rõ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định:

  • Giải thích kết luận giám định.
  • Hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.

>> Xem thêm: Giám định thương tích 3% có đi tù tội cố ý gây thương tích không?

Thủ tục giám định vết thương
Thủ tục giám định vết thương

Quyền yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung

Căn cứ Điều 210 BLTTHS việc giám định bổ sung có thể thực hiện khi:

  • Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
  • Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.

Về quy trình thủ tục thực hiện giám định bổ sung sẽ thực hiện như giám định lần đầu. Việc giám định bổ sung phải do người giám định khác thực hiện.

Căn cứ Điều 211 BLTTHS việc giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.  Việc giám định lại sẽ thực hiện khi Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo yêu cầu của người tham gia tố tụng để quyết định trưng cầu giám định lại.

Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.

>> Xem thêm: Thủ tục giám định dấu vân tay trong điều tra hình sự

Câu hỏi thường gặp về thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về trình tự và thời gian giám định vết thương sau khi bị đánh.

Bị đánh thì bao lâu sau mới được đi giám định thương tích?

Người bị hại có thể đi giám định thương tích ngay sau khi bị hành hung, không cần chờ một thời gian cố định. Càng giám định sớm, kết quả càng chính xác, phản ánh đúng mức độ thương tích. Việc giám định có thể thực hiện theo yêu cầu của cá nhân hoặc theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Có bắt buộc phải có kết luận giám định mới khởi tố được vụ án không?

Trong vụ án cố ý gây thương tích, kết luận giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể là một căn cứ quan trọng để khởi tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu có nhiều tài liệu, chứng cứ khác chứng minh hành vi phạm tội nghiêm trọng, cơ quan điều tra vẫn có thể tiến hành khởi tố mà chưa có kết luận giám định, nhưng điều này là hiếm và mang tính ngoại lệ. Thông thường, kết luận giám định là điều kiện cần để xác định yếu tố cấu thành tội phạm.

Người yêu cầu giám định có phải trả tiền khi đi giám định thương tích không?

Căn cứ Điều 36 Luật Giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định: Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.

Theo đó nếu người tham gia tố tụng yêu cầu giám định thương tích thì có trách nhiệm trả chi phí này. 

Có thể dùng hồ sơ bệnh viện thay thế kết luận giám định không?

Hồ sơ bệnh viện chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế được kết luận giám định pháp y trong tố tụng hình sự. Để xử lý hình sự người đánh người, cần có kết luận giám định xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh viện vẫn có thể được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình điều tra hoặc để hỗ trợ yêu cầu giám định thương tích chính thức.

Khi bị đánh nên làm gì trước khi đi giám định?

Ngay khi bị hành hung, cần đến cơ sở y tế khám và điều trị, lưu lại hồ sơ y tế, chụp ảnh thương tích, và báo công an nơi xảy ra vụ việc. Sau đó, yêu cầu giám định thương tích càng sớm càng tốt. Việc lưu giữ bằng chứng là cực kỳ quan trọng để làm căn cứ yêu cầu xử lý người gây thương tích và bảo vệ quyền lợi của nạn nhân.

Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi bị hại trong vụ án thương tích

Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong vụ án. Các công việc luật sư thực hiện khi cung cấp dịch vụ bao gồm và không giới hạn:

  • Tư vấn trách nhiệm pháp lý của hành vi gây thương tích, xác định tội danh.
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại thương tích.
  • Tư vấn quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe, tinh thần của bị hại. 
  • Soạn thảo đơn đề nghị khởi tố vụ án, đơn đề nghị giám định, đơn xin miễn án phí dân sự, kiến nghị, khiếu nại,… trong quá trình tham gia tố tụng. 
  • Tham gia các hoạt động điều tra: lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường,… theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 
  • Tham gia phiên tòa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại. 
Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án thương tích
Luật sư bảo vệ bị hại trong vụ án thương tích

Kết luận

Tóm lại, dù pháp luật không ấn định thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh, người bị hại nên chủ động thực hiện thủ tục này sớm nhất có thể. Việc giám định kịp thời đảm bảo tính chính xác của tỷ lệ tổn thương cơ thể, củng cố giá trị chứng cứ và là nền tảng vững chắc để khởi tố vụ án cũng như yêu cầu bồi thường thỏa đáng. Nắm vững quy trình từ khâu nộp đơn, chờ quyết định trưng cầu, đến quyền yêu cầu giám định lại giúp bảo vệ tối đa quyền lợi chính đáng của mình.

Nếu gặp khó khăn, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để được luật sư hình sự của Chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(12) bình luận “Thời gian xin giám định vết thương sau khi bị đánh bao lâu?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Chung says:

    Luật sư cho e hỏi khi mà bị thương tích thì có cần đi giám định ngay k , với làm đơn giám định ở đâu ạ

  2. Phạm Ngọc Ẩn says:

    Vợ tôi bị 2 người đánh có người ra cần nhưng 2 người đó đánh luôn người can để nhào tới tiếp tục đánh vợ tôi có camera quay lại như vậy có phải là tội ( đánh người có tính chất côn đồ không ? )

    • Luật Long Phan PMT says:

      Chúng tôi đã tiếp nhận được câu hỏi của Quý khách và sẽ liên hệ để tư vấn, hỗ trợ ạ

  3. Khách says:

    Sau khi bị ném đá gây thương tích thì có nên giám định tỉ lệ thương tật liền không hay sau 10 ngày vẫn giám định đc

    • Công Ty Luật Long Phan PMT says:

      Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.

  4. Lê Văn Hùng says:

    Luật sư cho tôi hỏi đánh nhau không có hung khí sau đó hai bên vẫn đi làm bình thường 7 ngày sau mới đi viện khám thì giấy giám định thương tích đó có được áp dụng hay không ạ.

    • Công Ty Luật Long Phan PMT says:

      Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.

      • Vu minh says:

        Em xin hoi.ong hàng xóm dùng dao.gay đến cổng nhà em gây sự nhiều lần. Anh trai em bức xúc đuôi theo.nhat được cây gậy bên đường. Cầm do lại kiếm và đập lại kiếm ông kia.vang vào đầu. Khâu 2 mũi. 3 ngày bệnh viên cho về. Thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không ạ. Xin luật su tu van cho em ạ

        • Công Ty Luật Long Phan PMT says:

          Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.

  5. thu thảo says:

    con tôi 16 tuổi bị 2 ng đàn ô đánh đập bạo hành ,chắc có bề trên đỡ cho con tôi ,CA họ xem cammara mà họ còn nói con tôi bị đánh như vậy mà sao trên ng lại ko bị 1vết thương nào bên ngoài ,,h gd tôi muốn kiện đòi lại công bằng cho con tôi thì phải làm sao ạ,2 ng đó có bị truy tố phát luật gì ko ạ

    • Công Ty Luật Long Phan PMT says:

      Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.

  Miễn Phí: 1900.63.63.87