Thời gian tạm giữ tang vật vụ án hình sự tối đa là bao lâu?

Thời gian tạm giữ tang vật trong vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự. Khi hết thời gian tạm giữ tối đa, chủ sở hữu có quyền yêu cầu trả lại tài sản của mình. Với bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý cơ bản về thời gian tạm giữ tang vật trong vụ án hình sự

>> Tham khảo thêm bài viết: Thủ tục yêu cầu trả lại tài sản là tang vật trong vụ án hình sự

Tang vật trong vụ án hình sựTang vật trong vụ án hình sự

Quy định về Tang vật trong vụ án hình sự

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 chưa quy định cụ thể thế nào là tang vật trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, có thể hiểu tang vật là vật chứng trong vụ án hình sự

Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng Hình sự, vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

>> Tham khảo thêm: Quy trình xử lý vật chứng trong vụ án hình sự

Thời gian tạm giữ tang vật tối đa

Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Vật chứng được xử lý như sau:

  • Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
  • Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
  • Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền nêu trên có quyền:

  • Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
  • Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
  • Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

CSPL: Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Như vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành không quy định thời gian tối đa tạm giữ tang vật là bao lâu. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo luật định và vật chứng có thể được trả cho người bị hại trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử

>> Tham khảo thêm bài viết: Thời hạn điều tra vụ án hình sự khoảng bao lâu

Vật chứng được trả lại khi nào?

Theo quy định của pháp luật, tài sản là vật chứng đang bị thu giữ, tạm giữ sẽ được trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu các cơ quan tố tụng xét thấy việc trả lại vật chứng không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án. Còn nếu xét thấy việc trả lại vật chứng có làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án thì vật chứng có thể được trả lại theo bản án của Toà. Lúc đó, cơ quan thi hành án dân sự sẽ thực hiện trả lại vật chứng theo trình tự pháp luật quy định.

Điều 36 – Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định: “Việc trả lại tiền, tài sản cho đương sự được thực hiện khi có quyết định thi hành án chủ động của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án”.

Thu giữ tang vậtThu giữ tang vật

Thủ tục yêu cầu trả lại tài sản là tang vật trong vụ án hình sự

1.Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự.

Trường hợp người được trả lại tiền, tài sản tạm giữ đồng thời là người phải thi hành nghĩa vụ trả tiền không tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xử lý tiền, tài sản đó để thi hành án.

2. Sau khi có quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ, Chấp hành viên thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận tiền thì Chấp hành viên gửi số tiền đó theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn và thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày được thông báo nhưng đương sự không đến nhận tài sản mà không có lý do chính đáng thì Chấp hành viên xử lý tài sản theo quy định tại các điều 98, 99 và 101 của Luật này và gửi số tiền thu được theo hình thức tiết kiệm không kỳ hạn, đồng thời thông báo cho đương sự.

Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thi hành án dân sự làm thủ tục sung quỹ nhà nước.

3. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiêu hủy và tổ chức tiêu hủy tài sản

Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.

4. Trường hợp tài sản trả lại là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình bảo quản và đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Ngân hàng nhà nước đổi tiền mới có giá trị tương đương để trả cho đương sự.

Đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ bị hư hỏng không còn sử dụng được không do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự mà đương sự từ chối nhận thì cơ quan thi hành án dân sự giao cho Ngân hàng nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật.

CSPL:Điều 36 – Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2022

Luật sư tư vấnLuật sư tư vấn hình sự

Luật sư tư vấn về thời gian tạm giữ tang vật vụ án hình sự

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thời hạn tạm giữ vật chứng trong vụ án hình sự
  • Tư vấn thời điểm được yêu cầu lấy tang vật trong vụ án hình sự
  • Tư vấn thủ tục nhận lại tài sản là tang vật trong vụ án hình sự
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sở hữu tang vật.
  • Chuẩn bị, soạn thảo, nộp văn bản tại cơ quan nhà nước
  • Đại diện theo ủy quyền trong quan hệ tố tụng hình sự
  • Tư vấn, giải đáp những vướng mắc về các vấn đề pháp lý có liên quan.

Bài viết trên của Luật Long Phan đã giải đáp phần nào câu hỏi về vấn để giam giữ tang vật cũng như yêu cầu trả lại tang vật. Quý bạn đọc nếu có vướng mắc hoặc cần được hỗ trợ tư vấn luật hình sự vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900636387 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn.

Scores: 4.74 (50 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87