Thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng là một trong những căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng. Để thực hiện thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ thì cần phải tuân thủ những nguyên tắc, điều kiện. Chính vì vậy, Luật Long Phan sẽ cung cấp các thông tin về thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ này và dịch vụ tư vấn thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng uy tín nhất thông qua bài viết dưới đây.
Thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
Mục Lục
Thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ là gì?
Thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ là một hình thức chấm dứt nghĩa vụ giữa các nghĩa vụ cùng loại, đối nhau và cùng đến thời hạn hiệu lực. Khi các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại, đối với nhau cùng đến thời hạn thực hiện thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau.
Nguyên tắc thực hiện thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
- Trường hợp hai bên trong hợp đồng tín dụng có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Trường hợp giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;
- Những vật được định giá thành tiền được bù trừ nghĩa vụ trả tiền.
- Cơ sở pháp lý: Điều 378 Bộ luật Dân sự 2015
Điều kiện thực hiện thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng
- Các bên có cùng nghĩa vụ
- Bù trừ được áp dụng trong trường hợp tồn tại hai nghĩa vụ đối với hai chủ thể khác nhau trong hợp đồng tín dụng.
- Ở đây mỗi chủ thể là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ với chủ thể còn lại với tư cách cá nhân, nếu chỉ tồn tại một bên có nghĩa vụ thì không thể tiến hành bù trừ nghĩa vụ.
- Các nghĩa vụ về tài sản cùng loại
- Nghĩa vụ về tài sản cùng loại: đối tượng các nghĩa vụ tương đồng nhau
- Nghĩa vụ không mang yếu tố tài sản không được bù trừ
- Nghĩa vụ về tài sản ở đây thường là nghĩa vụ giao một tài sản nhưng cũng có thể thực hiện một công việc
- Các nghĩa vụ cùng đến hạn
- Nghĩa vụ cùng đến hạn tức là cùng đến thời hạn thực hiện.
- Nếu một nghĩa vụ đến hạn một nghĩa vụ chưa đến thì không thể bù trừ, bù trừ chỉ được tiến hành khi nghĩa vụ thứ hai đến hạn thực hiện
- Không thuộc trường hợp không được bù trừ. Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nghĩa vụ khác do luật quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 378, 379 Bộ luật Dân sự 2015
Hệ quả khi áp dụng bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
Hệ quả khi áp dụng bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
- Nghĩa vụ chấm dứt: Cả hai nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ ban đầu với nhau nữa
- Phạm vi chấm dứt nghĩa vụ
- Các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng được bù trừ có giá trị ngang nhau thì các nghĩa vụ này đều chấm dứt toàn bộ;
- Trường hợp nghĩa vụ bù trừ không ngang nhau hoặc công việc không tương đương thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;
- Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ
- Nghĩa vụ chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ cùng đến hạn;
- Trường hợp có nghĩa vụ đến hạn trước nghĩa vụ đến hạn sau, bù trừ nghĩa vụ sẽ được tiến hành vào thời điểm nghĩa vụ thứ hai đến hạn;
- Đối với biện pháp bảo đảm
- Bù trừ có hệ quả làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Do đó các biện pháp đối với các nghĩa vụ chấm dứt do nghĩa vụ chấm dứt cũng chấm dứt trong trường hợp bù trừ nghĩa vụ;
- Ngoài ra, nếu biện pháp bảo đảm là bảo lãnh thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 339, Điều 378 Bộ luật Dân sự 2015
Tư vấn về bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
Tư vấn về bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
- Tư vấn các quy định của pháp luật, mẫu biên bản liên quan đến bù trừ nghĩa vụ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
- Tư vấn, giải thích toàn diện các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ hợp đồng tín dụng để khách hàng thực hiện đúng nghĩa vụ theo thoả thuận hợp đồng;
- Hướng dẫn khách hàng cách giải quyết khi có phát sinh tranh chấp liên quan đến thỏa thuận trong hợp đồng, giao dịch về bù trừ nghĩa vụ;
- Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp một các tối đa nhất cho khách hàng;
- Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thu thập, xác nhận tài liệu, thông tin có liên quan khi phát sinh tranh chấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến nội dung trong hợp đồng trong trường hợp thỏa thuận khi khách hàng có khó khăn, vướng mắc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên tắc, điều kiện thực hiện cũng như hệ quả khi áp dụng thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, để việc chấm dứt nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng dưới dạng thỏa thuận bù trừ diễn ra nhanh và thuận tiện nhất thì Quý khách hàng nên sử dụng dịch vụ luật sư, bằng cách liên hệ với chúng tôi qua số 1900.63.63.87 để được Luật sư hợp đồng tư vấn chi tiết.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.