Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp chỉ được tiến hành khi bên cầm cố, thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong thực tiễn hiện nay, nhằm mục đích đảm bảo các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự thì cầm cố, thế chấp tài sản được coi là một biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về vấn đề này.

Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm

Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm gồm:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Bên cạnh đó, trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản theo khoản 3 Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015.

>>>Xem thêm:  Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng

Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Bán đấu giá tài sản

Theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì trường hợp các bên thỏa thuận về xử lý tài sản cầm cố, thế chấp theo phương thức đấu giá và có thỏa thuận riêng về thủ tục đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản thì việc xử lý tài sản thực hiện theo thỏa thuận này. Trường hợp không có thỏa thuận thì việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Bán đấu giá tài sản là phương thức bảo đảm tính khách quan, đáp ứng lợi ích cho cả hai bên.

Trường hợp xác lập giao dịch bảo đảm các bên có thỏa thuận về việc bán đấu giá, thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm sẽ ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định về bán tài sản trong Bộ luật dân sự và quy định tại khoản 2 Điều 304 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 307 Bộ luật này.
  • Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định về bán tài sản

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản cầm cố, thế chấp theo quy định về bán tài sản

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

Căn cứ vào Điều 305 Bộ luật dân sự 2015, bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận, việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được thực hiện khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.

Đối với tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; còn giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi bên nhận bảo đảm tự bán tài sản thế chấp

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm: Trước khi xử lý tài bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến giảm sút hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó. Theo Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì:

  • Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm phải có lý do xử lý tài sản bảo đảm; Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý; Thời gian và địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
  • Phương thức thông báo theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên nhận bảo đảm gửi trực tiếp văn bản thông báo cho bên bảo đảm hoặc thông qua ủy quyền, dịch vụ bưu chính, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác. Đồng thời phải gửi thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có) và người giữ tài sản bảo đảm.
  • Thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, cụ thể là trước 10 ngày đối với động sản, trước 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp tài sản bảo đảm là chứng khoán niêm yết, hàng hóa trên sàn giao dịch hàng hóa hoặc động sản khác có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.

Giao tài sản bảo đảm để xử lý: Các bên có thể thỏa thuận về việc giao, xử lý một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm theo khoản 1 Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Tại Điều 301 Bộ luật dân sự 2015 quy định người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Định giá tài sản bảo đảm: Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp: Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự 2015.

Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp cần được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định

Xử lý tài sản cầm cố, thế chấp cần được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định

>>>Xem thêm:  Tiệm cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố không?

Trên đây là bài viết về Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87