Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh trong luật hình sự. Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều thuộc loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mọi người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho Quý khách cách phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác.
Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác
Quy định pháp luật về Tội bức tử
Khách thể
Tội bức tử xâm phạm quyền được sống của con người.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
- Đối xử tàn ác với nạn nhân đối với người lệ thuộc là đối xử một cách độc ác, tàn bạo, gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần cho nạn nhân như: đánh đập, bỏ đói, bỏ rét…;
- Thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc là thường xuyên cậy quyền, cậy thế đối xử bất công với người lệ thuộc. Ví dụ: thường xuyên bỏ đói, bỏ rét, gây ra sự uất ức, bế tắc cho người bị lệ thuộc;
- Hành vi làm nhục: là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc. Ví dụ: mắng nhiếc, chửi rủa, mạt sát… gây tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.
Cần lưu ý, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình… đã là một bộ phận cấu thành tội phạm bức tử nên người thực hiện hành vi không bị xử lý thêm về tội phạm khác.
Hậu quả của tội bức tử là hành vi tự sát của nạn nhân. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người lệ thuộc vào người phạm tội có hành vi tự sát, không phụ thuộc vào việc người tự sát có chết hay không.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người mà nạn nhân lệ thuộc đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội. Khoản 2 Điều 12 Bộ luật này quy định một số tội mà người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có tội bức tử tại Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Như vậy, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội hành hạ người khác.
Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất, tinh thần người người lệ thuộc.
Người phạm tội mong muốn cho hậu quả là người lệ thuộc phải tự sát.
Hình phạt đối với tội bức tử
- Khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 Điều 130 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Quy định pháp luật về Tội hành hạ người khác
Khách thể
Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc.
Khách thể bị tội này xâm phạm là quyền được bảo hộ sức khoẻ, tự do, danh dự được nhà nước bảo vệ.
Mặt khách quan
Hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,…
Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân đau đớn về tinh thần, cảm thấy bản thân mình vô dụng, danh sự, nhân phẩm của nạn nhân bị bêu xấu, xuyên tạc như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin đồn nhảm để người khác cho rằng nạn nhân thật sự xấu xa, tội lỗi…
Về hành vi khách quan:
- Tội hành hạ người khác cũng tương tự như hành vi khách quan của tội bức tử, chỉ khác nhau ở chỗ: trong tội hành hạ người khác, người bị hành hạ không tự sát, nên có thể nói tội hành hạ người khác là hành vi khách quan của tội bức tử.
- Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.
- Hành vi hành hạ người khác vừa gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân vừa gây thống khổ về tinh thần họ. Tuy nhiên các hành vi gây đau đớn về thể xác chỉ là những thương tích nhẹ chưa đến mức đáng kể để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nạn nhân:
- Là người có quan hệ lệ thuộc với người bị hại nhưng không phải ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
- Bởi, nếu đối tượng lệ thuộc bị ngược đãi là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, pháp luật đã quy định riêng tội danh ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hại là lệ thuộc về vật chất, về tinh thần. Mối quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên ), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ,…
Thông thường người bị hại trong tội phạm này, bị hành hạ ngược đãi, nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo.
Chủ thể của tội hành hạ người khác
Chủ thể thực hiện tội phạm này là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc, đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội. Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định một số tội mà người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không có tội hành hạ người khác tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Như vậy, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội hành hạ người khác.
Mặt chủ quan
Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn cho hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.
Hình phạt đối với tội hành hạ người khác
Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
- Đối với 02 người trở lên.
Tội hành hạ người khác
Phân biệt tội hành hạ người khác và tội bức tử
Điểm giống nhau
Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều:
- Là các tội danh mà các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do danh dự của người khác.
- Đều có hành vi khách quan là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình.
- Và là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý
Điểm khác nhau
Tội bức tử:
- Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi hoặc làm nhục người đó.
- Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người phạm tội tự sát, tức là, nạn nhân, có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu v.v…
- Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội phạm này
- Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người
Tội hành hạ người khác:
- Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát
- Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc người phạm tội. Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc ngoài ông bà cha mẹ con cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội.
Luật sư hình sự về tội hành hạ người khác và tội bức tử
Luật sư hình sự về tội hành hạ người khác và tội bức tử
- Tư vấn hành vi hành hạ người khác có cấu thành tội hành hạ hoặc tội bức tử hay không? Chế tài áp dụng là gì? Mức khung hình phạt ra sao? Điều kiện hưởng sự khoan hồng của pháp luật? Giảm nhẹ, tăng nặng hình phạt;…
- Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng hình sự về tội danh hành hạ người khác và bức tử.
- Soạn thảo đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự về tội hành hạ người khác, tội bức tử; Đơn kêu oan; Đơn đề nghị bảo lãnh; Đơn kháng cáo; Đơn đề nghị giảm nhẹ hình phạt; Đơn đề nghị chuyển khung hình phạt; Đơn đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ
- Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ cấu thành tội hành hạ người khác, tội bức tử;
- Làm việc với cơ quan điều tra, với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định tỷ lệ thương tật;
- Tham vấn quy định của pháp luật về tội hành hạ người khác, tội bức tử đang bị Viện kiểm sát truy tố;…
Nếu Quý khách hàng đang cần tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tội bức tử và tội hành hạ người khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Luật sư Hình sự qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư hình sự giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cám ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.