Phân biệt che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm là một thắc mắc mà nhiều Qúy khách hàng đã hỏi. Che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm là hai tội danh khác nhau, hai hành vi này có sự khác nhau rõ rệt. Người phạm tội che giấu hay không tố giác tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Phân biệt che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm với không tố giác tội phạm

Khái niệm che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

  • Che giấu tội phạm làhành vi của một người hay nhiều người không biết về hành vi phạm tội trước đó của tội phạm, sau khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới biết nhưng đã không chủ động trình báo, tố giác với cơ quan chức năng mà thực hiện hành vi che giấu người đã có hành vi phạm tội, cố ý che giấu những dấu vết để lại khi người phạm tội gây ra nhằm làm cho cơ quan điều tra khó khăn hơn, cản trở những bước điều tra và truy tìm dấu vết, tang chứng vật chứng của cơ quan công an.
  • Không tố giác tội phạm là hành vi của một người hay nhiều người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác với cơ quan có trách nhiệm về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện. Không tố giác tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

CSPL: Điều 390, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Điểm giống nhau giữa hành vi che giấu và không tố giác tội phạm

  • Giống nhau về khách thể của tội phạm, đây là hai tội phạm xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước.
  • Giống về mặt chủ quan của tội phạm, hai tội phạm này đều là lỗi cố ý trực tiếp.
  • Giống về trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người không tố giác hoặc che giấu nếu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác hoặc che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 20

Điểm khác nhau giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Thời điểm phạm tội

  • Che giấu tội phạm: Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện.
  • Không tố giác tội phạm: Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (đã, đang hoặc sẽ được thực hiện).

Cách thức thực hiện

Cách thức thực hiện của người che giấu tội phạm và người không tố giác tội phạm có sự khác nhau rõ ràng. Cụ thể là sau khi biết tội phạm được thực hiện, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. Còn đối với người không tố giác tội phạm biết rõ về hành vi phạm tội nhưng vẫn giữ im lặng, không khai báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý.

Đặc điểm của hành vi phạm tội

  • Hành vi che giấu tội phạm là hành vi hành động, theo đó người che giấu tội phạm dùng những cách thức khác nhau để che giấu cho người phạm tội hoặc làm cản trở quá trình điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.
  • Hành vi không tố giác tội phạm là hành vi không hành động, theo đó người không tố giác tội phạm giữ im lặng, không tố giác với cơ quan có thẩm quyền.

Khung hình phạt

  • Theo Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người che giấu các tội: giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản, cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 đến 07 năm.
  • Theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội không tố giác tội phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng che giấu tội phạm

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng che giấu tội phạm

CSPL: Điều 390, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Người không tố giác hoặc che giấu nếu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác hoặc che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự.

Đối với người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Ngoài các trường hợp tương tự như che giấu tội phạm, đối với tội không tố giác tội phạm, người bào chữa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.

Luật sư tư vấn và bào chữa tội che giấu tội phạm

Trong quá trình điều tra:

  • Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ;
  • Làm việc với cơ quan điều tra, với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, xác định tỷ lệ thương tật;
  • Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố;
  • Tham gia các buổi hỏi cung, làm việc trực tiếp với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ,…
  • Đưa ra phương án tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ.

Trong giai đoạn truy tố:

  • Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;
  • Trao đổi và đề xuất với Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm rõ các tình tiết chưa rõ ràng gây bất lợi cho bị can, bị cáo;
  • Kiến nghị Cơ quan điều tra áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;.
  • Đề nghị Viện kiểm sát ra các quyết định tố tụng cần thiết;
  • Hướng dẫn khách hàng làm đơn đề nghị bảo lĩnh, tìm kiếm và xuất trình các tài liệu về nhân thân có lợi cho bị can, bị cáo;
  • Liên hệ với Viện kiểm sát để được đọc ghi chép hoặc sao chụp bản cáo trạng.

Trong quá trình xét xử:

  • Luật sư đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa án, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan;
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục kháng cáo.

Luật sư bào chữa tội che giấu tội phạm

Luật sư bào chữa tội che giấu tội phạm

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hai tội danh khác nhau được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nếu Quý bạn đọc còn có những vấn đề chưa hiểu rõ hoặc cần tư vấn trực tiếp về che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm thì hãy liên hệ tới tổng đài tư vấn qua Hotline 1900636387 để được hỗ trợ một cách nhanh nhất. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87