Hiện nay, Nguời nước ngoài có được khởi kiện đòi lại nhà và đất trước khi xuất cảnh đối với cá nhân nước ngoài khá phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vướng mắc xoay quanh các yêu cầu, thủ tục khởi kiện của chủ thể đặc biệt này. Dưới đây là bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về trường hợp trên.
Khởi kiện đòi lại nhà và đất trước khi xuất cảnh
Mục Lục
Quyền khởi kiện của người nước ngoài đòi lại tài sản
Theo quy định tại Điều 465 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người nước ngoài có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.
Đối với trường hợp tài sản là nhà và đất:
- Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Theo quy định tại điều Điều 5 và Điều 169 Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thực tế hay gọi là mua đất) tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013, nếu người nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì lúc này chỉ được nhận giá trị của phần thừa kế đó.
Như vậy, người nước ngoài có quyền khởi kiện đòi lại tài sản trước khi xuất cảnh.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Yêu cầu khởi kiện như thế nào thì phù hợp và được chấp thuận?
Theo như các quy định nêu trên, để có thể khởi kiện và được chấp thuận thì người khởi kiện là cá nhân nước ngoài phải chứng minh được quyền khởi kiện của mình. Cụ thể:
- Chứng minh được tình trạng cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
- Cung cấp được các chứng từ tạo lập hay chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Nếu là tài sản có thông qua thừa kế thì phải cung cấp giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc cho và nhận thừa kế.
- Cung cấp các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
Ngoài ra, đơn khởi kiện phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Người khởi kiện không rơi vào trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
Yêu cầu hợp lệ
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể:
Thẩm quyền tòa án theo cấp, việc người nước ngoài khởi kiện đòi lại nhà và đất thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, khi có căn cứ có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ, khi người nước ngoài khởi kiện đòi lại nhà và đất thì đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản. Do đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có bất động sản.
Thẩm quyền giải quyết
>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nhà ở theo di chúc cho người nước ngoài
Hồ sơ khởi kiện gồm những gì
Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017 Đơn khởi kiện này phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Kèm theo đon khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh đính kèm theo Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Bản sao y CCCD/CMND/Hộ chiếu của người khởi kiện.
- Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền tài sản và tranh chấp phát sinh.
- Hộ chiếu, hộ khẩu của bên khởi kiện.
- Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện.
Trình tự, thủ tục giải quyết
- Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
- Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án;
- Tòa án xét xử sơ thẩm;
- Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có).
>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi mua phải đất dính quy hoạch treo
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề Người nước ngoài có được khởi kiện đòi lại nhà và đất trước khi xuất cảnh. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Xin Trân trọng gởi van phòng luật,cho tôi xin gởi lên chi tiếc nội dung. Về vấn đề nhờ người đứng tên đất
Năm 1997 tôi đi định cư nước ngoài, theo luật việt nam lúc đó, người đi định cư nước ngoài, phải làm giấy chứng nhận ba không, mới được xuất cảnh. Như vậy tôi phải làm thủ tục cho tặng, thửa đất tôi khai hoang 1/h
Cho người em đứng tên bây giờ người đó đã có sổ (quyền sử dụng đất)tôi đã liên hệ và muốn chuyển lại quyền sử dụng,người đó không đồng ý,như vậy theo luật tôi có thể xin lại quyền sử dụng đất cho tôi được không?
Xin văn phòng luật,tư vấn cho tôi vấn đề như trên xin gởi lời chân thành cảm ơn rất nhiều
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.