Nghĩa vụ chịu án phí dân sự trong trường hợp thuận tình ly hôn

Đối với vụ án hôn nhân và gia đình đặc biệt là trong trường hợp thuận tình ly hôn thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xem là đặc thù riêng. Vậy nghĩa vụ chịu án phí của nguyên đơn và bị đơn với mức án phí là bao nhiêu, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

thuan tinh ly hon
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là gì?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

  • Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lơi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
  • Nếu không thỏa thuận được hoặc có thảo thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Mức án phí phải đóng khi thuận tình ly hôn là bao nhiêu?

nghia vu chiu an phi
Vợ hay chồng phải chịu án phí dân sự trong trường hợp thuận tình ly hôn

MỨC ÁN PHÍ phải đóng khi THUẬN TÌNH LY HÔN được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

Danh mục án phí đối với tranh chấp hôn nhân gia đình không có giá ngạch là 300.000 đồng.

>> Xem thêm: Ai Là Người Phải Chịu Án Phí Khi Ly Hôn?

Danh mục án phí đối với tranh chấp hôn nhân gia đình có giá ngạch:

  • Án phí từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí là 300.000 đồng;
    • Án phí từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí sẽ là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
    • Án phí trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì mức án phí là 20.000.000 cộng với 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
    • Áp phí từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đòng thì mức án phí là 36.000.000 đồng cộng với 3 % của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
    • Án phí từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí là 72.000.000 cộng với 2 % phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
    • Án phí từ trên 4.000.000.000 thì mức án phí là 112.000.000 đồng cộng với 0.1 % của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

>>>>Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: THỦ TỤC YÊU CẦU HỦY KẾT HÔN TRÁI LUẬT, CÔNG NHẬN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.

Nguyên tắc chịu án phí dân sự trong trường hợp thuận tình ly hôn

  • Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì NGHĨA VỤ chịu án phí thuộc về dân sự sơ thẩm, Luật hôn nhân và gia đình không ghi nhận nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp thuận tình ly hôn ở dân sự phúc thẩm, cụ thể là quy định tại Điều 147 và Điều 148 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  • Căn cứ theo khoản 4 Điều 147 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
  • Và được cụ thể hóa tại điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải CHỊU 50% mức án phí. Ví dụ như, thuận tình ly hôn không có giá ngạch thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự là nguyên đơn 150.000 đồng, bị đơn 150.000 đồng.

>>>>>Mời bạn đọc tham khảo them bài viết: THỦ TỤC LY HÔN KHI MỘT BÊN Ở NƯỚC NGOÀI.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

an phi dan su
Luật sư yêu cầu trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn

Điều kiện ly hôn thuận tình:

  • Hai bên thật sự tự nguyện LY HÔN;
  • Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
  • Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Thời gian thực hiện:

Thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình thông thường từ 4 tháng đến 6 tháng.

Hồ sơ ly hôn thuận tình:

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao công chứng);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm (bản sao công chứng).

Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn:

  • Nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dan cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
  • Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;
  • Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Để việc thuân tình ly hôn diễn ra suôn sẻ thì Luật sư được xem là lựa chọn sáng suốt và thông minh nhất. Luật sư không chỉ tư vấn về mặt pháp lý mà còn hỗ trợ soạn thảo các mẫu đơn thuận tình ly hôn. Với những kinh nghiệm nhiều năm trên chiến trường thì việc giải quyết yêu cầu về thuận tình ly hôn là việc mà Luật sư có thể mang lại cho bạn những gì bạn mong muốn nhất.

Trên đây là toàn bộ bài viết về nghĩa vụ chịu án phí dân sự trong trường hợp thuận tình ly hôn. Trường hợp các bạn gặp khó khăn trong quá trình giải quyết thuận tình ly hôn, mức án phí dân sự hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hay dịch vụ Luật sư giải quyết hôn nhân để trực tiếp tham gia giải quyết, xin vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (51 votes)

: Thạc Sỹ - Luật Sư Võ Mộng Thu

Thạc sĩ Luật sư Võ Mộng Thu - Thạc sĩ Luật sư 10 năm kinh nghiệm tố tụng, tranh chấp lao động, doanh nghiệp. Là LS thường trực Công ty Luật Long Phan PMT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87