Luật sư bào chữa tội vô ý giết người ở Cần Thơ và khu vực miền Tây là dịch vụ hỗ trợ pháp lý nhằm giúp người bị hại đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý giết người. Để hiểu rõ hơn về một số vấn đề pháp lý liên quan đến hình phạt cũng như dịch vụ luật sư bào chữa tội vô ý giết người tại Cần Thơ và khu vực miền Tây của Luật Long Phan PMT sẽ thông tin cụ thể đến quý khách hàng thông qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Tội vô ý giết người theo quy định của pháp luật
- 1.1 Khách thể
- 1.2 Mặt khách quan
- 1.3 Mặt chủ quan
- 1.4 Chủ thể
- 2 Mức hình phạt đối với tội vô ý giết người
- 3 Vai trò và nghĩa vụ của luật sư bào chữa
- 4 Hướng bào chữa của luật sư đối với tội vô ý giết người
- 5 Dịch vụ luật sư bào chữa tội vô ý giết người ở Cần Thơ và khu vực miền Tây
Tội vô ý giết người theo quy định của pháp luật
Tội vô ý giết người là tội mà người phạm tội thực hiện hành vi với ý thức chủ quan là lỗi vô ý gây ra hậu quả làm chết người. Người thực hiện hành vi không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.
Cũng như các tội danh khác trong lĩnh vực hình sự, để có thể định tội vô ý làm chết người thì người được định tội phải thỏa mãn đủ các yếu tố để cấu thành nên tội phạm bao gồm:
Khách thể
Tội vô ý giết người xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.
Mặt khách quan
Về hành vi: người phạm tội có hành vi vi phạm các quy tắc an toàn trong cuộc sống dẫn đến hậu quả làm chết người.
Về hậu quả: dấu hiệu bắt buộc của tội phạm là gây chết người.
Mặt chủ quan
Hành vi phạm tội là lỗi vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả), có thể bằng hành động hoặc không hành động, cụ thể:
- Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
- Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015.
Chủ thể
Người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự, cụ thể là từ đủ 16 tuổi trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
>>> Xem thêm: Tội vô ý làm chết người được quy định trong Bộ luật Hình sự như thế nào?
Mức hình phạt đối với tội vô ý giết người
Dựa theo quy định của Bộ luật Hình sự thì tội vô ý giết người được quy định chi tiết tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015:
- Vô ý làm chết 01 người: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Vô ý làm chết nhiều người: bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm, dấu hiệu, hành vi phạm tội của từng trường hợp cụ thể để điều tra, xem xét tội vô ý giết người thuộc trường hợp nào để áp dụng khung hình phạt và có hình thức xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Tội vô ý làm chết người do lỗi người bị hại phạt bao nhiêu năm tù
Vai trò và nghĩa vụ của luật sư bào chữa
Vai trò luật sư bào chữa trong tố tụng cũng như là quyền và nghĩa vụ của luật sư được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Quyền của luật sư bào chữa
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định;
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định.
Về nghĩa vụ của luật sư bào chữa
- Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
- Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
- Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
- Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
>>>Xem thêm: Các công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo
Hướng bào chữa của luật sư đối với tội vô ý giết người
Khi có đầy đủ các căn cứ, luật sư có thể bào chữa cho bị cáo phạm tội vô ý giết người theo một trong các hướng sau đây:
Bào chữa theo hướng không phạm tội
Khi bào chữa theo hướng này thì luật sư cần phải khai thác các tình tiết vụ án, lời khai của các đương sự và người làm chứng mà có lợi cho thân chủ mình, một cách triệt để theo hướng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm
Luật sư có thể chứng minh chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm như:
- Hành vi của bị cáo không phải là nguyên nhân trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong. Nạn nhân tử vong là vì một lý do khác;
- Chưa có quy tắc, quy định liên quan tới công việc của người phạm tội nên việc người phạm tội vô ý gây hậu quả chết người do lỗi của các bên khác;
- Có bằng chứng ngoại phạm. Nếu có bằng chứng về việc bị cáo đã không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án thì luật sư thuyết phục Hội đồng xét xử xét xử cho bị cáo không phạm tội.
Bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt
Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết giảm nhẹ bao gồm:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
- Phạm tội do lạc hậu;
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của minh;
- Người phạm tội tự thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, me, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Với việc bào chữa theo hướng giảm nhẹ hình phạt, luật sư tập trung vào các tình tiết nhằm làm cơ sở để đề nghị Tòa án giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Dịch vụ luật sư bào chữa tội vô ý giết người ở Cần Thơ và khu vực miền Tây
- Tư vấn cho khách hàng về cấu thành tội vô ý làm chết người;
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng soạn thảo đơn từ, hồ sơ;
- Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong việc thu thập hồ sơ tài liệu căn cứ ngoại phạm hoặc các tình tiết, tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
- Gặp gỡ khách hàng để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn thực hiện các quyền của mình;
- Tư vấn cho khách hàng khi phải tham gia các phiên tòa xét xử, bảo vệ quyền lợi của khách hàng,
- Gặp gỡ người phạm tội để trao đổi, hướng dẫn thực hiện các quyền của mình;
- Tham gia hỏi cung, đối chất để bảo vệ tính khách quan của vụ án cũng như đảm bảo an toàn cho người phạm tội;
- Tham gia trình bày, tranh luận tại các phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội.
Để giúp quý khách hàng khi gặp phải trường hợp phạm tội gây ra hậu quả chết người do lỗi vô ý, Luật Long Phan PMT cung cấp các thông tin pháp lý cũng như dịch vụ Luật sư bào chữa tội vô ý giết người ở Cần Thơ và khu vực miền Tây trong bài viết này. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, khó khăn trong việc tiếp cận, vui lòng liên hệ Luật sư Hình sự hoặc thông qua số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.