Tội vô ý làm chết người được quy định trong Bộ luật Hình sự như thế nào?

Tội vô ý làm chết người là một tội xâm phạm tính mạng của con người theo quy định tại Bộ luật Hình sự. Tội phạm này được quan tâm hơn khi hai bị cáo trong vụ án bé trai tử vong ở trường Gateway bị kết án với tội vô ý làm chết người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc quy định của pháp luật về tội phạm này và giải đáp liệu rằng một hành vi không cố ý như vậy thì bị phạt bao nhiêu năm tù.

Bị cáo trong vụ án trường Gateway bị tuyên bố tội vô ý làm chết người

Bị cáo trong vụ án trường Gateway bị tuyên tội “vô ý làm chết người”

Thế nào là vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người mà:

  • Không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc
  • Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Có 04 yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người, bao gồm:

Chủ thể

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Tội vô ý làm chết người xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan

  • Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
  • Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.
  • Có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Mặt chủ quan

  • Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.
  • Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
  • Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

tội vô ý gây tai nạn làm chết người khi tham gia giao thông

Vô ý làm chết người khi tham gia giao thông

Tội vô ý làm chết người bị xử lý như thế nào?

Tội vô ý làm chết người

Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội vô ý làm chết người sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể:

  • Làm chết 01 người: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Làm chết từ 02 người trở lên: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

>>>Xem thêmGây chết người do ngộ độc thực phẩm được xử lý như thế nào

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì sẽ bị xử lý hình sự, cụ thể:

  • Làm chết 01 người: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
  • Làm chết từ 02 người trở lên: phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Xem thêm: TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO LỖI NGƯỜI BỊ HẠI PHẠT BAO NHIÊU NĂM TÙ

tội vô ý gây tai nạn làm chết người khi tham gia giao thông Tội vô ý gây chết người có thể chịu mức phạt cao nhất đến 12 năm tù giam

Tội vô ý làm chết người có thể chịu hình phạt cao nhất đến 12 năm tù giam

Luật sư hỗ trợ đối với trường hợp vô ý làm chết người

Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ cho khách hàng những công việc như sau:

  • Tự mình nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người phạm tội;
  • Gặp gỡ người phạm tội để trao đổi, hướng dẫn thực hiện các quyền của mình;
  • Tham gia hỏi cung, đối chất để bảo vệ tính khách quan của vụ án cũng như đảm bảo an toàn cho người phạm tội;
  • Tham gia trình bày, tranh luận tại các phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội;
  • Các công việc khác.

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết quy định của Bộ luật Hình sự về tội vô ý làm chết người. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc hay các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hình sự thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ tư vấn luật hình sự. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Tội vô ý làm chết người được quy định trong Bộ luật Hình sự như thế nào?

  1. Danh says:

    Lái xe tải chở người tham gia trên đường dân sinh không thuộc hệ thống đường bộ gây tai nạn chết người. Vậy tôij danh là gì. Vô ý làm chết người hay vi phạm điều khiển giao thông đuong bo

    • Luật Sư Hà Ngọc Tuyền says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn đến bạn một số thông tin sau đây:
      Hiện nay vẫn chưa có quy định pháp luật rõ ràng về việc xử lý người tham gia giao thông trên đường dân sinh ( đường giao thông nông thôn) gây tai nạn chết người.
      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì đường bộ được hiểu như sau:
      “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
      Vì vậy có thể thấy đường dân sinh là một loại đường giao thông nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, nên nó vẫn thuộc hệ thống đường giao thông đường bộ. Cho nên hành vi của bạn là điều khiển xe tải tham gia giao thông, gây tai nạn chết người là hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết người được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 260, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87