Tội làm chết người do nhầm đối tượng là một loại tội phạm được quy định trong chương các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người trong Bộ luật Hình sự 2015. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những quy định của pháp luật về tội làm chết người do nhầm đối tượng cũng như giải đáp thắc mắc liệu loại tội phạm này sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù.
Quy định của pháp luật về tội làm chết người do nhầm đối tượng
Mục Lục
Làm chết người do nhầm đối tượng là gì?
- Theo pháp luật Hình sự, làm chết người do nhầm đối tượng là trường hợp có xảy ra sai lầm về sự việc, cụ thể là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của hành vi của mình.
- Làm chết người do nhầm đối tượng có hai trường hợp và sẽ bị kết án thành hai tội khác nhau là giết người (do sai lầm về đối tượng tác động) hoặc cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả gây chết người (do sai lầm về quan hệ nhân quả).
Các trường hợp làm chết người do nhầm đối tượng
Giết người do nhầm đối tượng
- Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tội giết người được hiểu với lỗi cố ý, do đó, nếu một người tước đoạt mạng sống của người khác mà do vô ý thì không bị xem là giết người.
- Giết người do nhầm đối tượng có thể được hiểu đơn giản là việc người phạm tội có ý định giết người này nhưng lại giết phải người khác.
- Đối với trường hợp giết người do nhầm đối tượng, dù ban đầu người phạm tội không có ý định giết người đó nhưng vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội “giết người”
- Chẳng hạn, trường hợp A muốn giết B nhưng lại giết phải C, ở đây đã có sự nhầm lẫn đối tượng từ B sang C, tuy nhiên, A vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội “giết người”.
Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Đối với trường hợp này, cần nhắc đến vụ án của Đồng Xuân Phương khi được đưa vào thành Án lệ số 01/2016/AL.
Tóm tắt vụ án Đồng Xuân Phương: Do có mâu thuẫn, Phương thuê Mạnh dùng giao đâm vào tay, chân để gây thương tích cho Soi. Dù đã thực hiện theo thỏa thuận với Phương, không cố ý đâm chết Soi nhưng sau đó Soi đã tử vong do sốc mất máu cấp.
Cụ thể theo Án lệ này thì trong một vụ án có đồng phạm, chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người” nếu:
- Chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ;
- Người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu;
- Việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu.
Như vậy, mặc dù Soi chết xuất phát từ hành động “thuê người” của Phương nhưng do ý chí của Phương không hề muốn giết Soi, kết quả mong muốn chỉ là gây thương tích nên không có sự “cố ý”, do đó Phương không phải chịu trách nhiệm về tội giết người.
Hai trường hợp làm chết người do nhầm đối tượng
Xử lý tội làm chết người do nhầm đối tượng
Trường hợp giết người do nhầm đối tượng
Trong trường hợp người phạm tội làm chết người do nhầm đối tượng bị Tòa kết án với tội “giết người” thì theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội có thể bị xử lý như sau:
- Làm chết 01 người: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Làm chết 02 người trở lên hoặc làm chết một người nhưng là người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo,…: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
>>> Xem thêm: Hành vi giết người không thành có bị coi là tội phạm?
Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Trường hợp người phạm tội bị Tòa định tội “cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người” thì theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, mức xử lý có thể như sau:
- Làm chết 01 người: phạt tù từ 10 năm đến 15 năm;
- Làm chết 02 người trở lên: phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Làm chết người do nhầm đối tượng có thể nhận hình phạt là tử hình
Vai trò của luật sư tư vấn trường hợp làm chết người do nhầm đối tượng
Trong một vụ án hình sự đối với tội làm chết người do nhầm đối tượng, luật sư có thể hỗ trợ những công việc sau:
- Tham gia nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ hoặc yêu cầu cơ quan điều tra thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người phạm tội;
- Tham gia vào các phiên hỏi cung, đối chất để bảo vệ tính khách quan của vụ án cũng như đảm bảo an toàn cho người phạm tội;
- Gặp gỡ người phạm tội để trao đổi, hướng dẫn thực hiện các quyền của mình;
- Tham gia tranh tụng tại các phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của người phạm tội;
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về xử lý tội vô ý làm chết người do nhầm đối tượng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc, khó khăn hay những vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực hình sự thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.