Chúng tôi chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn đọc về vấn đề thẩm định giá trong tranh chấp nhà đất. Sau đây, luật sư thành viên phụ trách mảng dân sự xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Mục Lục
Đương sự được quyền yêu cầu tòa án thẩm định giá mấy lần
Hiện nay, không có quy định cụ thể về việc đương sự được yêu cầu Tòa án thẩm định giá bao nhiêu lần. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) chỉ hướng dẫn như sau:
Đương sự được quyền yêu cầu thẩm định lại nếu như có căn cứ cho rằng kết quả thẩm định giá lần đầu không chính xác hoặc kết quả này không phù hợp với giá thị trường.
(Khoản 5 Điều 104 BLTTDS 2015)
>> Xem thêm: Thủ Tục Yêu Cầu Thẩm Định Giá Lại Trong Tranh Chấp Đất Đai
Chứng thư thẩm định giá
Chứng thư thẩm định giá là kết quả của doanh nghiệp thẩm định giá được lập thành văn bản và chỉ được sử dụng vào những mục đích đã ghi trong hợp đồng.
Trong chứng thư, chuyên viên thẩm định giá sẽ cung cấp các thông tin:
- Mục đích thẩm định
- Địa điểm, thời gian thẩm định
- Cơ sở thẩm định (bao gồm giá thị trường và giá phi thị trường)
- Phương pháp thẩm định
- Kết quả thẩm định.
- Các thông tin khác (tùy mẫu chứng thư của mỗi doanh nghiệp thẩm định).
Lưu ý: Không nên nhầm lẫn giữa chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá.
Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá của mỗi bên
Các bên thỏa thuận về việc thẩm định giá. Nếu không thỏa thuận được hoặc không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá được quy định tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng Dân sựu 2015 như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được tòa án chấp nhận;
- Trường hợp chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí thẩm định giá tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
- Trường hợp Tòa án ra quyết định thẩm định giá tài sản theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 Bộ luật này thì
- Đương sự phải chịu chi phí thẩm định nếu kết quả định giá chứng minh quyết định thẩm định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ
- Tòa án trả chi phí thẩm định nếu kết quả thẩm định giá tài sản chứng minh quyết định thẩm định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án (theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 247, điểm b khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015) và Hội đồng định giá đã tiến hành thẩm định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm và Hội đồng định giá đã thẩm định giá thì người kháng cáo phải chịu chi phí thẩm định giá tài sản.
- Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu sẽ chịu chi phí thẩm định giá.
Theo Điều 166, đối với số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đương sự đã nộp sẽ được Tòa án quyết định xử lý khi giải quyết vụ án dân sự theo các nguyên tắc sau:
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
- Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí thực tế để định giá tài sản thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu đó,
- Còn nếu số tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản đã nộp nhiều hơn chi phí thực tế để định giá tài sản thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.
Những lưu ý về việc thẩm định giá
Thẩm định giá thấp hơn giá thị trường thì có làm sao không
Theo khoản 3 Điều 104 BLTTDS, Tòa án sẽ tiến hành thẩm định giá trong trường hợp:
- Có yêu cầu của đương sự;
- Các đương sự không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, có nhiều kết quả thẩm định giá khác nhau hoặc không thống nhất được giá tài sản;
- Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp hơn giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba, hoặc
- Có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Rủi ro khi kết quả thẩm định giá không đúng với quy định về giá
Việc kết quả định giá không đúng (do các đương sự, tổ chức thẩm định giá hay Tòa án) đều có khả năng dẫn đến kết quả bị hủy, sửa. Để tránh rủi ro khi đưa ra phán quyết, Tòa án phải tiến hành thẩm định lại, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho các bên.
Dịch vụ luật sư tranh tụng tại Long Phan PMT
Từ lâu, dịch vụ luật sư tranh tụng đã trở thành một trong những mảng pháp lý mũi nhọn tại Long Phan PMT, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Dịch vụ của chúng tôi được chia làm nhiều gói, với đa dạng phương thức tư vấn và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Tùy vào giới hạn của mỗi gói dịch vụ và nhu cầu khách hàng, mức độ tham gia của luật sư cũng có sự khác biệt.
Tại công ty chúng tôi, bên cạnh việc tư vấn pháp lý, trong quá trình tranh tụng, chúng tôi tham gia:
- Chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo đơn từ, biểu mẫu cho khách hàng;
- Cử luật sư nộp đơn khởi kiện, tham gia tranh tụng tại Tòa với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, kinh doanh – thương mại, v.v.
- Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án;
- Bào chữa, bảo vệ cho người bị tạm giữ, tạm giam trong các vụ án hình sự;
- Các công việc khác.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã phân tích một số quy định của pháp luật dân sự trong quá trình thẩm định giá nhà đất tranh chấp. Đây là một vấn đề phức tạp, vì vậy, nếu Quý khách gặp khó khăn trong các thủ tục tố tụng, hãy liên hệ chúng tôi theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Thắc mắc về yêu cầu phản tố của bị đơn
Cháo bạn Huỳnh Tấn Ninh,
Vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới, trình bày chi tiết vụ việc để chúng tôi có thể tư vấn chi tiết hớn.
Trân trọng!