Khi nào hành vi quảng cáo gian dối bị truy cứu hình sự là vấn đề nhiều người thắc mắc. Hiện nay quảng cáo xuất hiện ở mọi nơi, ngày càng phổ biến. Tuy nhiên kèm theo đó là những quảng cáo gian dối, bát nháo, không đúng sự thật. Hành vi quảng cáo gian dối có thể bị truy cứu hình sự tội quảng cáo gian dối theo quy định pháp luật. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Xử lý hành vi quảng cáo gian dối
Mục Lục
Hành vi quảng cáo gian dối bao gồm những hành vi nào?
Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 liệt kê 16 hành vi bị cấm trong quảng cáo, trong đó có:
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Như vậy, tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 cũng nêu rõ hành vi quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, số lượng, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo.
Các yếu tố cấu thành tội quảng cáo gian dối
Chủ thể
Người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Xâm hại chế độ quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động về quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng
Mặt chủ quan
Lỗi: cố ý, mặc dù biết rằng hành vi quảng cáo gian dối là trái phép, trái với quy định của pháp luật, dù biết gây hậu quả nghiêm trọng nhưng bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi quảng cáo gian dối, tức là đưa thông tin không đúng về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ. Hành vi quảng cáo gian dối chỉ cấu thành tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hành vi quảng cáo gian dối
Khi nào hành vi quảng cáo gian dối bị xử lý hình sự
Trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quảng cáo gian dối mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
- Bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; hoặc
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Mức phạt đối với tội quảng cáo gian dối
Cá nhân, tổ chức quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Hành vi quảng cáo gian dối, không đúng sự thật chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn:
- Về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau:
- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 – 07 tháng;
- Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 – 24 tháng trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong 06 tháng.
Đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo; buộc cải chính thông tin gian dối, không đúng sự thật đã đăng tải quảng cáo.
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người có hành vi quảng cáo lừa dối sẽ bị xử lý hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
- Bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; hoặc
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoai ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Luật sư tư vấn hình sự
Luật sư tư vấn tội quảng cáo gian dối
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hành vi quảng cáo gian dối
- Tư vấn mức phạt tương ứng với hành vi
- Tư vấn soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng
- Làm việc với cơ quan nhà nước
- Tham gia bào chữa trong quá trình tố tụng
Trên đây là bài viết của chúng tôi về câu hỏi khi nào hành vi quảng cáo gian dối bị truy cứu hình sự cũng như mức xử phạt đối với hành vi này. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn./.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.