Khi nào bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng được quy định trong bộ luật hình sự hiện hành. Để khởi tố tội gây rối trật tự công cộng cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và các quy định liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng.
Khởi tố tội gây rối trật tự công cộng
Mục Lục
Gây rối trật tự công cộng là gì?
“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.
Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng theo đó người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nơi công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người: như quảng trường, công viên, đường phố,…
Cấu thành tội phạm được thể hiện như thế nào ?
Tụ tập cũng được xem là một yếu tố cấu thành tội phạm
Theo quy định của Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì Tội gây rối trật tự công cộng có yếu tố cấu thành tội danh như sau:
Mặt khách quan
Về hành vi:
- Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ, hành động thể hiện thái độ coi thường trật tự công cộng, ví dụ như: La hét làm huyên náo nơi công cộng,; hành hung người khác, càn rỡ xúc phạm đến nhiều người ở nơi công cộng; đập phá, làm ô uế các trang thiết bị tại nơi công cộng như tượng đài, công trình văn hóa,…
- Hành vi được thực hiện phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Nếu người nào thực hiện hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành tội danh của một tội khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ thực hiện và không truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng
Về Hậu quả
- Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả có thể là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
- Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mặt khách thể
Hành vi gây rối trật tự xâm phạm đến tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi đông người; vi phạm quy tắc, nếp sống văn minh, cản trở hoạt động lành mạnh và bình thường của những người khác ở nơi công cộng. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đối với việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình phát triển đất nước.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối với lỗi: Cố ý
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Chế tài đối với tội danh gây rối trật tự công cộng
Gây rối trật tự nơi đông người
Theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) chế tài với tội danh này cụ thể như sau:
Khung 1: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
- Người đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau
- Có tổ chức;
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Xúi giục người khác gây rối;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
>>>Xem thêm: Tội gây rối trật tự công cộng có được hưởng án treo hay không?
Tội gây rối trật tự công cộng bị khởi tố khi nào?
Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền xác định có đầy đủ các dấu hiệu của tội gây rối trật tự cộng thì sẽ quyết định khởi tố vụ án
Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự công cộng
Luật Long Phan PMT cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa tội gây rối trật tự công cộng với các công việc của luật sư như sau:
- Gặp, hỏi người bị buộc tội;
- Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can
- Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
- Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
- Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
- Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
- Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
>>>Xem thêm: Tư vấn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tội gây rối trật tự công cộng
Để khởi tố vụ án về tội gây rối trật tự công cộng thì có quan có thẩm quyền phải xác định đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.Trên đây chúng tôi đã giải đáp về khi nào khởi tố tội gây rối trật tự công cộng. Nếu Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự công cộng thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ.
Các bài viết liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện hưởng án treo tội gây rối trật tự công cộng
- Thời gian tạm giam để điều tra tội gây rối trật tự công cộng
- Tụ tập gây rối trật tự công cộng ngày Tết có đi tù không
- Gây rối trật tự công cộng rồi đăng lên Facebook có đi tù
- Đánh nhau ở quán nhậu có bị khởi tố tội gây rối trật tự công cộng không?
Con tôi còn đi học nhưng bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng tại khoản 2 điều 318 của bộ luật hình sự thì có tình tiếc giảm nhẹ không .để tạo điều kiện cho con tôi Tiếp tục đi học không
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin thông tin đến bạn như sau:
Căn cứ theo những gì bạn cung cấp, con bạn phạm tội theo khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội phạm ở quy định này có mức cao nhất của khung hình phạt là 07 năm tù. Do đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự thì đây là tội phạm nghiêm trọng: “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù”.
Về vấn đề chịu trách nhiệm hình sự, cần căn cứ vào tuổi của con bạn. Cụ thể Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định như sau:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.
– Nếu con bạn dưới 14 tuổi thì không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào. Tuy nhiên, con bạn vẫn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
– Nếu con bạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, tội phạm mà con bạn thực hiện là tội nghiêm trọng, do đó nếu con bạn ở độ tuổi này cũng chỉ bị xử lý hành chính.
– Nếu con bạn từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm. Như vậy, nếu con bạn ở độ tuổi này thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi chỉ trong trường hợp cần thiết và cần căn cứ vào nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội, và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Trong trường hợp con bạn phải chịu trách nhiệm hình sự, thì theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự, thay vào đó có thể chỉ bị khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hay giáo dục tại, xã, phường, thị trấn. Theo đó, những biện pháp này không ảnh hưởng đến việc học tập của con bạn.
Trong trường hợp con bạn bị áp dụng hình phạt tù thì Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù đối với con bạn trong mức độ nhẹ hơn rất nhiều so với mức 07 năm tù, và hình phạt tù này chỉ áp dụng khi các biện pháp giáo dục khác không đủ tính răn đe, phòng ngừa.
Về tình tiết giảm nhẹ, vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Bạn có thể đưa ra một hoặc nhiều tình tiết phù hợp để bảo vệ quyền lợi, cũng như giảm nhẹ hình phạt cho con. Bạn cũng cần lưu ý chứng minh được những tình tiết bạn đưa ra và Tòa án sẽ cân nhắc, xem xét áp dụng.
Trên đây là một số tư vấn cơ bản mà chúng tôi cung cấp tới bạn, thực tế có thể phát sinh thêm vấn đề khác. Để được tư vấn tận tình và kịp thời các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ tới số HOTLINE 1900.63.63.87.
Xin chân thành cảm ơn.
Con tôi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đi đá bóng cùng các bạn. Do mâu thuẫn trong khi đá bóng nên đã xảy ra đánh nhau. Con tôi thấy bạn mình bị đuổi đánh thì cùng 4 bạn khác nữa tham gia đánh tay không.Sự việc hôm đó có khoảng 20 bạn tham gia đánh nhau. Vậy xin hỏi con tôi có bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng không. Và mức án dành cho cháu là như thế nào? Đây là lần đầu tiên cháu vi phạm.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chú ơi cháu có 1 vụ gây rối trật tự công cộng và bị khởi tố tại điểm b khoản 2 điều 318 chú xem hộ cháu có tình tiết giảm nhẹ nào không ạ mong chú trả lời
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
trường hợp bạn của tôi có hành vi đánh nhau ở khu vực rẫy và đã bị xử phạt hành chính. sau đó 3 tháng thấy có đánh nhau thì đứng hô hào cổ vũ thì có bị khởi tố về hành vi gây rối trật tự công cộng k
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Anh trai tôi có mâu thuẫn trên bàn nhậu với 1 người lạ. Vì tức giận nên tát cậu ta và đuổi đi. Một lúc sau người kia gọi khoảng 5 người cầm theo hung khí tới đuổi đánh. Bị bất ngờ Anh tôi cầm dao thái thịt trong phòng cùng 2 người khác dọa và đuổi đi( không gây thương tích). Một lát sau người kia gọi lường 10 người cầm hung khí tới đánh tiếp. Lúc này anh tôi cùng 2 ng đóng cửa để trốn thì 1 ng bị ném viên gạch vào đầu (vỡ 1 mảnh sương sọ) sao đó ng bị thương trình báo công an. Hiện này chỉ bát đc 2 người và không bắt được người gây thương tích .Giờ anh tôi đang bị tạm giam và truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Anh tôi sẽ bị xử lí tội danh nào và có bị đi tù không. ( anh tôi lần đầu vi phạm) :((
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
cho em xin hỏi ạ
khi đang đi chơi và có ẩu đả em không làm gì chỉ là có mặt ở đó rồi khi e đi theo xe các bạn đó các bạn có gây rối trật tự cho em xin hỏi là e bị xử phạt như thế nào ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Con tôi tuổi đủ 16-18tuoi đang hoc cấp ba, cháu có tham ra gây rối trật tự công cộng nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng ( các cháu tụ tập lém chai bia ra đường) được các đồng chí công an bảo sẽ bị khởi tố theo khoản 2 vậy liệu các cháu có bị khởi tố Ko và hình phạt nào cho các cháu
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Bạn em 2k1 có tổ chức đánh nhau có vũ khí, có đập bể đầu đèn của 3 chiếc xe. Cụ thể là ex, wave và sirus. Nhưng bạn em chưa từng bị án tích và chưa từng bị xử phạt hành chính thì mức án sẽ như thế nào ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.