Khác biệt giữa DPU incoterms 2020 và DAT incoterms 2010 như thế nào vì incoterms là một trong những “điều khoản” không thể thiếu trong HỢP ĐỒNG thương mại quốc tế. Sự khác biệt giữa DPU theo incoterms 2020 và DAT theo incoterms 2010 ra sao vì mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của sự phát triển của nền kinh tế thế giới và có tính kế thừa của các phiên bản trước. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.
Sự khác biệt giữa DPU 2020 và DAT 2010 trong incoterms
Mục Lục
Incoterms là gì?
Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
>>> Xem thêm: Khi nào phải nộp phí CIC? Cách tính phí CIC
Thuật ngữ trong Incoterms 2020
DPU trong incoterms 2020
Với DPU Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã gỡ xuống khỏi phương tiện vận tải và được đặt dưới quyền định đoạt của người mua ở địa điểm đích nhắc đến trong hợp đồng. Đây là quy tắc có thể sử cho nhiều phương thức vận tải.
DAT trong Incoterms 2010
Điều kiện giao hàng DAT hay còn gọi là “giao tại bến” là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hoá đã được dỡ từ phương tiện vận tải chở tới, chịu sự hướng dẫn của người mua tại một nơi đến quy định.
Điều kiện DPU trong Incoterms 2020
Nghĩa vụ của người bán
- Nghĩa vụ chung của người bán: Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi.
- Giao hàng: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua,tại nơi đến quy định vào ngày hoặc trong thời hạn quy định.
- Chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B4.
- Vận tải: Người bán phải chịu chi phí ký hợp đồng vận tải để chuyên chở hàng hóa tới nơi đến quy định hoặc địa điểm chỉ định tại nơi đến quy định.
- Chứng từ giao hàng/vận tải: Bằng chi phí của mình người bán phải cung cấp cho người mua chứng từ để người mua có thể nhận được hàng.
- Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
- Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu
- Phân chia chi phí: Người bán phải trả toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa cho tới khi chúng được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải để giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9.
- Thông báo cho người mua
Nghĩa vụ của người mua
- Nghĩa vụ chung của người mua: Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.
- Nhận hàng: Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.
- Chuyển giao rủi ro: Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2.
- Vận tải: Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc lập hợp đồng vận tải.
- Bằng chứng của việc giao hàng: Người mua phải chấp nhận chứng từ vận tải được cung cấp theo như mục A6.
- Thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu: Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu và quá cảnh, Thông quan nhập khẩu
- Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu
- Thông báo cho người bán
Điều kiện DPU trong incoterms 2020
Điều kiện DAT trong Incoterms 2010
Trách nhiệm của người bán
- Cung cấp hàng hoá, hoá đơn thương mại và các bằng chứng theo hợp đồng mua bán.
- Người bán chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc thông quan xuất khẩu hàng hoá.
- Chịu trách nhiệm về hợp đồng vận tải với bên chuyên chở tới bến chỉ định và chịu chi phí bảo hiểm hàng hoá như thỏa thuận trong hợp đồng.
- Người bán có nghĩa vụ phải thông báo, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan cho người mua hành nghề kế toán
- Người bán phải dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải và sau đó phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới sự chỉ định của người mua tại bến chỉ định.
- Chịu trách nhiệm về rủi ro và chi phí liên quan về hàng hoá cho đến khi hoàn thành việc giao hàng cho bên chuyên chở trừ các chi phí do người mua trả theo quy định.
- Người bán phải thanh toán các khoản chi phí cần thiết
Trách nhiệm của người mua
- Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Người mua chịu rủi ro và chi phí liên quan đến việc thông nhập khẩu hàng hoá.
- Người mua phải nhận hàng và chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng được giao.
- Người mua phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến rủi ro và chi phí của hàng hoá kể từ khi người bán hết trách nhiệm tại nơi đến quy định
- Người mua phải chấp nhận chứng từ giao hàng do người bán cung cấp phù hợp.
- Người mua phải thông báo, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan đến việc vận tải, hỗ trợ việc xuất khẩu hàng hoá cho người bán.
- Người mua phải trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộc trước khi gửi hàng, ngoại trừ việc kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu.
So sánh hai quy tắc DPU và DAP
- Giao hàng:
DAP: người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải chở đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận
DPU: Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua ngay khi hàng hóa được dỡ xuống từ phương tiện vận tải chở đến tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu có, tại nơi đến vào ngày hoặc trong thời hạn giao hàng đã thỏa thuận.
- Chuyển rủi ro:
DAP: người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao địa điểm đã thỏa thuận sẵn sàng để dỡ.
DPU: Người bán chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao địa điểm đã thỏa thuận và đã dỡ xuống.
So sánh hai quy tắc DPU và DAP
Trên đây là bài viết tư vấn về khác biệt giữa DPU theo incoterms 2020 DAT incoterms 2010. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này thì hãy gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được đội ngũ Luật sư công ty Luật Long Phan TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.