Hướng xử lý tài sản đã thế chấp khi không có đủ khả năng trả nợ

THẾ CHẤP TÀI SẢN là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với bên nhận thế chấp. Trên thực tế, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trở nên phổ biến khi nhu cầu vay vốn trở nên cần thiết. Do đó, hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ đang dần được tìm kiếm nhiều hơn và đi kèm đó là thắc mắc về hậu quả cũng như các hình thức XỬ PHẠT khi xử lý tài sản thế chấp đó nếu như bên thế chấp không đủ khả năng trả nợ.

tài sản đã thế chấp không có khả năng trả

Xử lý tài sản đã thế chấp khi không có đủ khả năng trả nợ

Quy định và hiệu lực của hợp đồng thế chấp

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định rằng thế chấp là một trong chín biện pháp đảm bảo theo Điều 292, bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp, bên cạnh những biện pháp cầm cố, ký quỹ,…

Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng, có thể được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính ví dụ như những hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, pháp luật quy định hợp đồng thế chấp còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hình thức như công chứng, chứng thực như quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực.

Theo Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác; và việc thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

hiệu lực của hợp đồng thế chấp

Quy định của pháp luật về thế chấp

Có phải trả nợ đến khi hết thế chấp tài sản cho bạn vay tiền ngân hàng?

Trong trường hợp bạn thế chấp tài sản của mình để cho bạn của bạn vay tiền ngân hàng nhưng người đó không đủ khả năng để trả nợ thì bạn và bạn của bạn đã phát sinh quan hệ bảo lãnh, trong đó bạn là người bảo lãnh cho bạn của bạn là người được bảo lãnh kèm theo thế chấp tài sản nhằm thực hiện vay tiền ngân hàng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 342 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nếu bạn của bạn không đủ khả năng trả nợ thì bạn sẽ là người trả nợ ngân hàng thay và theo khoản 2 Điều này nếu bạn không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bạn của bạn có quyền yêu cầu bạn thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Tại Điều 340 Bộ Luật này quy định nếu bạn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng thì bạn có thể yêu cầu bạn của bạn thực hiện nghĩa vụ đó là hoàn trả khoản tiền này lại cho bạn.

Vì vậy, bạn phải trả nợ đến khi hết thế chấp tài sản cho bạn của bạn vay tiền ngân hàng.

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ và hậu quả

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ cần thực hiện như sau:

  • Kiểm tra lại tính hợp pháp của các giao dịch đảm bảo đã xác lập với bên cho vay nợ;
  • Liên hệ với bên cho vay nợ nhằm tìm ra giải pháp giãn nợ, đáo nợ, cơ cấu lại khoản nợ…

Ngoài ra, theo Điều 303 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định các phương thức xử lý tài sản bảo đảm hay còn gọi là việc ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp như sau:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

hướng xử lý tài sản thế chấp

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

>>> Xem thêm: Không thanh toán nợ ngân hàng thì tài sản bảo lãnh xử lý như thế nào?

Hậu quả của việc xử lý tài sản đã thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Khi một trong các bên phát hiện hợp đồng thế chấp bị vô hiệu thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định khi giao dịch vô hiệu, các bên không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự; Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trong trường hợp hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu, theo quy định về các phương thức xử lý tài sản đã thế chấp như trên sẽ đều dẫn đến việc tài sản đã thế chấp sẽ được dùng để thanh toán cho nghĩa vụ còn tồn đọng hoặc trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả khi không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng có thể kể đến như các trường hợp quy định tại Luật phá sản năm 2014 về quy trình thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng như sau:

  • Thông báo cho chủ tài sản về việc xử lý quyền đòi nợ, theo đó, yêu cầu chủ tài sản chuyển giao tài sản để ngân hàng xử lý theo quy định của pháp luật, theo hợp đồng các bên đã ký.
  • Trong trường hợp chủ tài sản không chuyển giao tài sản thì ngân hàng có thể khởi kiện ra tòa án buộc chủ tài sản phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết của mình. Căn cứ bản án, quyết định của tòa án, tài sản sẽ bị xử lý để ngân hàng có thể thu hồi được khoản nợ về.

Luật sư tư vấn về việc xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Dịch vụ tư vấn về hướng xử lý tài sản đã thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ là một phần trong dịch vụ tư vấn luật hợp đồng tại Công ty Luật Long Phan PMT, quý khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp số tổng đài tư vấn chi tiết, cụ thể 1900636387 hoặc qua các hình thức sau:

Hoặc Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp qua các địa chỉ sau:

  • Gặp trực tiếp luật sư tư vấn luật dân sự tại TRỤ SỞ CÔNG TY: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP. HCM
  • Quận Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là bài viết về hướng xử lý tài sản đã thế chấp khi không có đủ khả năng trả nợ, hy vọng có thể giải quyết được các vấn để mà quý khách đang gặp phải. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào có thể liên hệ qua số tổng đài 1900636387 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG giải đáp và tư vấn hợp đồng một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87