Soạn đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn là việc vợ, chồng không muốn hòa giải và mong muốn rút ngắn thời gian ly hôn. Trường hợp, vợ, chồng cảm thấy không thể gắn kết lại được thì có thể viết đơn để yêu cầu không hòa giải khi ly hôn được giải quyết một cách nhanh chóng hơn. Cách viết đơn ra sao, cần chú ý những gì, Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp cho bạn ở bài viết này.
Đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn
Thủ tục hòa giải cơ sở trước ly hôn
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
- Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
- Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
Hòa giải cơ sở được tiến hành theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Phân công hòa giải viên
- Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên;
- Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
- Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.
Bước 2: Tiến hành hòa giải
- Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
- Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
- Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
- Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định.
Lưu ý: Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.
Bước 3: Kết thúc hòa giải
Hòa giải được kết thúc khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Các bên đạt được thỏa thuận;
- Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải;
- Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.
Cơ sở pháp lý: Điều 16, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Hoà giải cơ sở 2013.
Hoà giải cơ sở trước khi ly hôn
Trước khi ly hôn có bắt buộc phải thực hiện hòa giải không?
Căn cứ vào Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật hoà giải ở cơ sở.
Theo đó, việc hòa giải trước ly hôn là để khuyến khích hàn gắn mối quan hệ hai bên vợ, chồng. Như vậy, việc thực hiện hoà giải cơ sở trước khi ly hôn là không bắt buộc.
Nên nếu vợ, chồng không muốn hòa giải khi ly hôn có thể nộp đơn đề nghị không hòa giải khi ly hôn.
Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn
Mẫu đơn xin không hòa giải ly hôn thường bao gồm những nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Ngày, tháng, năm;
- Kính gửi Tòa án nhân dân có thẩm quyền (nơi đã gửi hồ sơ khởi kiện);
- Tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư, hộ khẩu thường trú của người viết đơn;
Phải nêu đúng tư cách là ai: là nguyên đơn hay bị đơn, có thể hiểu nôm na là nguyên đơn là người đi kiện, còn bị đơn là người bị kiện.
- Trình bày lại việc đã gửi hồ sơ ly hôn đến toà án;
- Lý do đề nghị không hòa giải ly hôn là gì;
Lý do trình phải phải thuyết phục, thực tế, rõ ràng.
Lý do đó có thể là: không muốn hòa giải do đã xác định ly hôn để đỡ mất thêm thời gian của hai bên; chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, nghiện bia rượu; vợ lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của chồng; ngoại tình…Ngoài ra, để tăng tính tin tưởng, bạn có thể đính kèm thêm một số chứng cứ như hình ảnh, giám định y khoa,… để xác thực những lý do ấy.
- Lời cam kết;
- Người làm đơn ký, ghi rõ họ tên;
>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại tại tòa án
Mẫu đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc yêu cầu không hòa giải khi ly hôn)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………..……….
Tôi là: ……………………………………………………………………………
Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………………….……………
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:………… do ………cấp ngày …………
Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………
Tôi là …… trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là….…và bị đơn là …….………
Hiện nay, do ………………..…………………………………………………….
nên tôi nhất định phải ly hôn với………………………………………………….
Vì vậy, để hạn chế kéo dài thời gian và giải quyết yêu cầu ly hôn của tôi được nhanh chóng, sớm ngày giải thoát cho chúng tôi, tôi kính mong quý Tòa chấp thuận không tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết ly hôn với chồng/vợ tôi là ……………..……… và nhanh chóng giải quyết việc ly hôn của chúng tôi.
Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Toà. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn
Dưới đây là một số dịch vụ của Luật Long Phan PMT về tư vấn, soạn đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn:
- Tư vấn trình tự thủ tục hòa giải cơ sở;
- Tư vấn cách soạn thảo đơn yêu cầu không hòa giải ly hôn;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn yêu cầu không hòa giải ly hôn;
- Tư vấn trình tự thủ tục ly hôn;
- Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng;
- Luật sư tư vấn, tham gia giải quyết tranh chấp khi ly hôn, sau khi ly hôn.
- Tư vấn một số thủ tục khác có liên quan.
Tư vấn, soạn đơn yêu cầu không hòa giải ly hôn
>>> Xem thêm: Tư vấn luật Hôn nhân gia đình
Vấn đề hòa giải trước khi ly hôn là không bắt buộc. Vợ, chồng có thể soạn đơn yêu cầu không hòa giải trước khi ly hôn theo những hướng dẫn ở trên bài. Nếu trong quá trình đọc có vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ với Luật Long Phan PMT để liên hệ với Luật sư hôn nhân gia đình hoặc thông qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.