Hồ sơ đăng ký bảo hiểm cho người lao động là tài liệu thiết yếu mà doanh nghiệp phải chuẩn bị để cập nhật thông tin tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Sự chậm trễ trong việc nộp hồ sơ có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số chỉ dẫn pháp lý cho bạn đọc để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Mục Lục
Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những người sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định hoặc xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ đăng ký bảo hiểm
Người lao động
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu số TK1-TS;
- Đối với người lao động đi làm việc tại nước ngoài thì cần bổ sung thêm hợp đồng lao động có thời hạn tại nước ngoài hoặc hợp đồng được gia hạn, ký mới tại nước ngoài (nếu có).
Người sử dụng lao động
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT theo Mẫu số TK3-TS;
- Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT theo Mẫu số D02-TS;
- Bảng kê khai thông tin theo Mẫu số D01-TS.
Chú ý, Trường hợp người lao động chưa có mã số BHXH hoặc không nhớ chính xác thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn người lao động kê khai thông tin.
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ
>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương
Trình tự chung
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ thời điểm giao kết HĐLĐ thì người sử dụgn lao động phải nộp hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động.
- Đơn vị sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ tại BHXH cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Chi nhánh của đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH tại nơi chi nhánh đó hoạt động.
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ tiến hành cập nhật thông tin BHXH cho người lao động.
- Đơn vị sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết hồ sơ là sổ BHXH, thẻ BHYT.
Lưu ý, trường hợp người lao động làm việc từ 02 nơi trở lên thì đóng BHXH theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức lương cao nhất.
Thời hạn giải quyết
- Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định thời hạn cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT là 05 ngày; trường hợp cấp thể BHYT cho người hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 02 ngày;
- Việc cấp lại sổ BHXH được thực hiện trong thời hạn 10 ngày đối với trường hợp thông thường và 45 ngày đối với trường hợp phải xác minh lại quá trình đóng BHXH ở nhiều địa phương hoặc đơn vị sử dụng lao động khác nhau;
- Việc cấp lại thẻ BHYT do có thay đổi thông tin là 03 ngày;
- Các thời hạn kể trên được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo thêm: Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến trường hợp đăng ký bảo hiểm cho người lao động. Nếu quý độc giả có điều gì chưa rõ hoặc cần hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan BHXH vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư lao động để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.