Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cho Doanh nghiệp Cần Thơ

Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cho Doanh nghiệp Cần Thơ là lựa chọn cần thiết để giải quyết xung đột lao động trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, tranh chấp lao động được diễn ra do mâu thuẫn về quyền và lợi ích  giữa cá nhân và tổ chức hay người sử dụng lao động phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất. Bài viết dưới đây Luật Long Phan PMT cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp lao độngGiải quyết tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là gì?

Căn cứ Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm các loại sau:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Căn cứ Điều 180 Bộ luật Lao động 2019, khi giải quyết tranh chấp lao động, các bên trong tranh chấp cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
  • Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

Mục đích cốt lõi của việc giải quyết tranh chấp lao động là giải tỏa những bất đồng trong quan hệ lao động, bảo đảm được quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của mỗi bên tranh chấp, từ đó hướng tới việc xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Do đó, việc tuân thủ các nguyên tắc trên khi giải quyết tranh chấp là điều hết sức quan trọng.

Tranh chấp lao động có phải hòa giải không?

Hoà giải trong tranh chấp lao độngHoà giải trong tranh chấp lao động

Tính bắt buộc của thủ tục hòa giải khi giải quyết tranh chấp lao động được quy định như sau:

Trường hợp thứ nhất, tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Trường hợp thứ hai, tranh chấp lao động tập thể:

Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp tập thể về lợi ích.

Căn cứ khoản 2 Điều 191, khoản 2 Điều 195 Bộ luật Lao động 2019, cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động, Tòa án giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Như vậy, phần lớn các tranh chấp lao động đều phải được thông qua thủ tục hòa giải trừ các trường hợp đã nêu trên trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân.

>>>Xem thêm: Tranh chấp lao động nào bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải cơ sở?

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết tranh chấpThẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án là một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động.

Căn cứ Điều 35, Điều 37, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án được xác định như sau:

  • Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nếu không có thỏa thuận nào khác).
  • Đối với tranh chấp lao động mà có yếu tố nước ngoài theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
  • Ngoài ra, nếu người lao động khởi kiện người lao động giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, họ có thể có thể lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú, làm việc để giải quyết tranh chấp trên theo khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để khởi kiện giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, trước hết người khởi kiện phải chuẩn bị hồ sơ đúng, đủ các tài liệu mà pháp luật yêu cầu.

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện: được trình bày theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Chứng cứ, tài liệu kèm theo chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
  • Hợp đồng lao động hai bên đã ký kết.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty đã tham gia ký kết hợp đồng.
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của người khởi kiện.
  • Hồ sơ liên quan đến đương sự và người có liên quan khác.
  • Biên bản hòa giải không thành (nếu tranh chấp lao động thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải).

Như vậy về cơ bản thì thành phần hồ sơ bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Thủ tục giải quyết

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Hòa giải viên lao động tổ chức hòa giải giữa các bên (đối với trường hợp bắt buộc phải thực hiện hòa giải).

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 3: Tòa án xem xét đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cũng như hồ sơ khởi kiện đã hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thông báo thụ lý sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai tạm ứng án phí

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 5: Tiến hành thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp lao động là 02 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;  Đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Xét xử sơ thẩm vụ án

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 7: Xét xử phúc thẩm vụ án trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị.

Cơ sở pháp lý: Điều 188, 191, 195, 196 Bộ luật Lao động 2019, từ Điều 186 đến Điều 315 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cho doanh nghiệp ở Cần Thơ

Nội dung dịch vụ

Để hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp lao động, Long Phan PMT cung cấp các dịch vụ bao gồm:

  • Tiếp nhận thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản nội bộ công ty có liên quan đến vụ việc;
  • Làm việc với khách hàng, thống nhất phương án làm việc, giải quyết các tranh chấp bất đồng;
  • Tư vấn, đưa ra các ý kiến pháp lý và giải pháp tối ưu nhằm giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả đối với các tranh chấp, xung đột phát sinh trong quan hệ lao động;
  • Tư vấn quyền của công ty theo luật định đối với từng vụ việc cụ thể;
  • Đánh giá khả năng, tình huống xảy ra;
  • Giúp công ty đưa ra phương án, kế hoạch giải quyết tranh chấp như mong muốn;
  • Soạn thảo toàn bộ văn bản/đơn từ trong quá trình giải quyết xung đột giữa công ty với người lao động;
  • Cử luật sư tham gia thương lượng, đàm phán trong quá trình giải quyết các tranh chấp, xung đột phát sinh;
  • Cử luật sư tham gia tranh tụng tại các cơ quan tòa án, trọng tài thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cao nhất hợp pháp của công ty.

Tại sao nên cần luật sư giải quyết tranh chấp lao động cho doanh nghiệp

Việc sử dụng luật sư trong việc giải quyết tranh chấp lao động cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích:

  • Hiểu rõ quy trình: Tranh chấp lao động cần tuân thủ chặt chẽ trình tự, thủ tục luật định. Tuy nhiên, không phải người lao động hay nhà quản lý doanh nghiệp nào cũng có thể nắm rõ quy trình này.
  • Chuyên môn hóa: Luật sư là người am hiểu các quy định của pháp luật lao động và có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực pháp lý liên quan sẽ giúp doanh nghiệp áp dụng đúng quy định pháp luật vào thực tiễn diễn ra tại doanh nghiệp
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Luật sư có kinh nghiệm sẽ giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí, cũng như giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến.
  • Đại diện pháp lý: Người sử dụng lao động phải đối mặt với tranh chấp việc làm cần có đại diện pháp lý lành nghề để giải quyết sự phức tạp của luật và quy định lao động.
  • Phòng ngừa rủi ro: Tranh chấp lao động phát sinh có thể khiến các doanh nghiệp mất nhiều thời gian, nguồn lực về con người và tài chính để giải quyết và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng đình công hoặc các hành động khác xuất phát từ người lao động làm cản trở hoạt động kinh doanh, hình ảnh của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ luật sư trong việc giải quyết tranh chấp lao động là rất cần thiết.

Giải quyết tranh chấp lao động là một quá trình khá phức tạp và có thể tiêu tốn nhiều thời gian. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp được tư vấn bởi các Luật sư chuyên môn là một lựa chọn vô cùng cần thiết. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong doanh nghiệp tốt nhất.

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87