Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh là nhu cầu của các bên khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng dịch vụ ký kết với chi nhánh doanh nghiệp. Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và mức độ vi phạm hợp đồng mà sẽ có các phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp. Bài viết sau đây của Luật Long Phan PMT sẽ thông tin đến quý bạn đọc các quy định pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh.

Tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình sẽ thành lập các chi nhánh để mở rộng phạm vi kinh doanh.

Căn cứ khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”.

Do đó, chi nhánh không được coi là có tư cách pháp nhân, mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và thông qua việc uỷ quyền.

Chi nhánh có được ký kết hợp đồng dịch vụ không?

Theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định chi nhánh doanh nghiệp có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp.

Đồng thời, theo khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”

Như vậy, người đứng đầu chi nhánh sẽ có quyền đại diện ký kết hợp đồng dịch vụ khi việc ký kết hợp đồng dịch vụ đó thuộc phạm vi công việc được ủy quyền từ công ty.

Do đó, chi nhánh sẽ được ký kết hợp đồng dịch vụ khi việc ký kết hợp đồng dịch vụ nằm trong phạm vi công việc được công ty ủy quyền.

Các bài viết liên có thể bạn quan tâm:

Chủ thể chịu trách nhiệm khi có tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân nên không có tư cách pháp nhân. Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh không phải là tổ chức độc lập.

Theo quy định của khoản 6 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện”. Vì thế, công ty với tư cách pháp nhân của mình sẽ có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng kinh doanh do chi nhánh ký kết, kể cả quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự khi có tranh chấp xảy ra trong hợp đồng dịch vụ do chi nhánh công ty ký kết.

Vì vậy, chủ thể chịu trách nhiệm khi có tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh là công ty có chi nhánh ký kết hợp đồng.

>>> Xem thêm: Tranh chấp bảo hiểm kiện công ty mẹ hay chi nhánh, tư vấn giải quyết

Quy định về giải quyết tranh chấp về hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Các phương thức giải quyết khi hợp đồng phát sinh tranh chấp

Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng dịch vụ ký kết với chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương án giải quyết tranh chấp phù hợp với thỏa thuận và mức độ vi phạm của các bên. Các phương thức giải quyết khi hợp đồng phát sinh tranh chấp như sau:

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng: đây là phương thức được Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên, giúp các bên có thể duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài. Quá trình thương lượng của các bên không bị giới hạn về trình tự, thủ tục. Kết quả của giải quyết tranh chấp bằng con đường này sẽ dựa vào ý chí của các bên, không có cơ chế đảm bảo thực thi sự thỏa thuận này.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải: Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục trọng tài. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là người thứ ba để giải quyết tranh chấp. Phán quyết của Trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp. Tuy chi phí tố tụng khá cao nhưng ưu điểm của phương thức này là có tính linh hoạt cao, tạo quyền chủ động cho các bên cũng như tiết kiệm được thời gian tố tụng.
  • Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án: Nếu các bên không thể thỏa thuận được thì có thể kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tòa án sẽ căn cứ vào hồ sơ, chứng cứ và quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự. Kiện ra tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp có tính hiệu lực pháp lý cao. Tuy nhiên, phương thức này có thể kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp và tốn kém chi phí, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác của các bên về sau.

Như vậy, căn cứ vào thỏa thuận, mức độ vi phạm cũng như thiện chí giữa các bên mà sẽ có các phương pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích giữa các bên.

>>> Xem thêm: Có thể khởi kiện tại Chi nhánh công ty khi có tranh chấp hợp đồng không?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng dịch vụ ký kết với chi nhánh, các bên có thể giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đây là tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015, khi giải quyết khi tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lúc này là Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết tùy vào sự lựa chọn của nguyên đơn.

Vì vậy, khi có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc Tòa án tại nơi chi nhánh được đặt để giải quyết.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Phương thức giải quyết tranh chấp

Dịch vụ tư vấn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Luật sư của Luật Long Phan PMT chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh như sau:

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ các bên trong giao kết hợp đồng;
  • Tư vấn xác định căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ
  • Tư vấn chiến lược, phương hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng sao cho có lợi nhất cho phía khách hàng;
  • Tư vấn cho khách hàng về thủ tục, trình tự, hồ sơ khởi kiện vụ án ra Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Hỗ trợ soạn thảo các đơn từ, tài liệu cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp, thực hiện các công việc liên quan đến nội dung tranh chấp hợp đồng;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia thương lượng, hòa giải với các bên;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án hoặc Trọng tài;

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh

Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ký với chi nhánh với những phương thức phù hợp sẽ giúp các bên bảo đảm được quyền lợi tốt nhất của mình và xây dựng mối quan hệ đối tác vững mạnh trong tương lai. Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết hoặc muốn sử dụng Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, hãy liên hệ ngay Luật Long Phan PMT thông qua số hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư hợp đồng hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (53 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8