Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất đai giải quyết như thế nào

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất thường hay diễn ra vì nhiều lý do khác nhau, đơn cứ: thiếu ràng buộc pháp lý do hợp đồng viết tay; các bên từ chối tiếp tục hợp đồng;…. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên và hướng dẫn bạn đọc cách giải quyết khi gặp phải những trường hợp trên.;

tranh chap hop dong chuyen nhuong dat dai
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất

>>Xem thêm: Hướng Dẫn Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất

Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một dạng hợp đồng đặc thù trong lĩnh vực đất đai. Vì tính chất phức tạp và phổ biến liên quan đến đất đai mà điều kiện để hợp đồng này có hiệu lực cũng được pháp luật quy định chặt chẽ hơn.

Bên cạnh Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 (yêu cầu về chủ thể, mục đích và nội dung của hợp đồng và hình thức hợp đồng) thì một hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cần phải đáp ứng các điều kiện:

  • Phải công chứng, chứng thực. Đây là điều kiện bắt buộc mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phải đáp ứng để có hiệu lực theo điểm a Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
  • Phải đăng ký theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
dieu kien de mot hop dong chuyen nhuong quyen su dung dat co hieu luc
Điều kiện để một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực

Thẩm quyền giải quyết

Hiện nay, khi một vụ tranh chấp về đất đai phát sinh thì có hai hướng phổ biến để giải quyết. Đó là hòa giải và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước ta hiện nay khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tiến hành HÒA GIẢI để giải quyết mâu thuẫn về đất đai, có thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại UBND cấp xã.

Không phải mọi tranh chấp đất đai đều phải tiến hành hòa giải cấp cơ sở mà theo đó:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Nếu hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, cụ thể là yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND) có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Xét quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì có hai hướng xử lý:

  • Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sựGiấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  • Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Tuy nhiên, các bên trong tranh chấp không thể đồng thời cũng yêu cầu Tòa án và UBND cùng giải quyết đối với tranh chấp đất đai thuộc diện không có giấy tờ trên mà chỉ được lựa chọn một phương án.

Sau khi yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Toa an giai quyet tranh chap hop dong chuyen nhuong dat dai
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ tục giải quyết

Đối với yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất đai nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết 
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Chủ tịch UBND giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết;

  • Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết (nếu cần thiết)
  • Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết 
  • Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đối với yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án: 

Người khởi kiện nộp bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền (căn cứ vào Điều 35, 37, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Trong đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (đáp ứng quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015);
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao y CMND/CCCD, hộ khẩu gia đình của người khởi kiện);
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho anh biết để anh đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi . Nếu có thắc mắc về vấn đề hợp đồng chuyển nhượng đất đai hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ pháp lý kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.11 (17 votes)

: Luật sư Trần Tiến Lực

Luật sư Trần Tiến Lực- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư cộng sự tại công ty Luật Long Phan PMT. Nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các tranh chấp giao dịch nhà ở, đất đai, di chúc; đại diện khách hàng tham gia tố tụng; thực hiện các thủ tục về đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ. Chuyên môn cao, tư vấn hiệu quả pháp lý doanh nghiệp; soạn thảo, đàm phán hợp đồng; xây dựng, ban hành, kiểm soát các văn bản pháp lý của doanh nghiệp; pháp lý dự án; pháp luật lao động.

4 thoughts on “Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng đất đai giải quyết như thế nào

  1. Nguyễn Văn Anh says:

    Xin chào luật sư : 1. bố mẹ em có chuyển nhượng diện tích đất theo thoả thuận hợp đồng đặt cọc là 28m dài bám đường và 28.3m mặt sau diện tích được tính theo thực tế đơn vị đo vẽ (thửa đất hình tứ giác )không đều ( cạnh dài 33m cạnh ngắn là 42.9m sau khi nhờ đơn vị độc lập đo vẻ với đơn giá thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc là 4100000 vnđ /m2 và bên B đặt cọc 100 triệu
    2.Nhưng đến hợp đồng cọc lần 2 bên B tự ý ghi với nội dung là Thoả thuận chung 33m mặt đường chính và 33m mặt sau.( Bố mẹ em trên 60 tuổi ko rành về pháp lí nhà đất nên đả kí các giấy tờ trên)
    3. Toàn bộ các HĐ cọc và hợp đồng chyển nhượng quyền sdd đả công chứng và bên B đả tách sổ . Luật sư cho em hỏi bên em có khởi kiện được ko ? Thời gian thụ lí và giải quyết mất báo lâu ? thủ tục như thế nào ?
    Khả năng thắng kiện là bao nhiêu ?
    Xin cám ơn luật sư .

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email quý khách cung cấp. Quý khách vui lòng kiểm tra email để biết thêm chi tiết. Trân trọng./.

  2. Trung says:

    E có mua 1 miếng đất diện tích 21×66.68 thời hạn hợp đồng từ ngày 28/2/2022 đến 30/3/2022 e đặt cọc 320 triệu nhưng tới thời hạn k làm dc sổ vì điều kiện thổ cư ko đủ nên ko thể tách ra dc.mà trong thời gian đó ko nâng thổ cư lên dc..giờ e đòi lại tiền cọc nhà chủ ko chịu..vậy e đâm đơn lên thì hướng giải quyết sẽ như thế nào..Xin nhờ luật sư tư vấn dùm ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87